Loét miệng nối sau phẫu thuật dạ dày – tá tràng

Bệnh tiêu hóa

Loét miệng nối dạ dày – tá tràng (Ulcere gastro – jejunale) là một dạng loét thứ phát gặp sau phẫu thuật cắt dạ dày kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Loét miệng nối có thể gặp sau nối vị – tràng kết hợp cắt dây thần kinh X hoặc sau cắt dây X kết hợp mở thông môn vị.

1.   Sự thường gặp:

+ Sau nối vị – tràng:

  • Thế giới gặp 30 – 35%.
  • Việt nam gặp 20%.

+ Sau cắt 2/3 dạ dày: 2-3% (Lê Sĩ Liêm 1988).

+ Sau cắt dạ dày và cắt dây X: 1%.

+ Sau cắt dây X, nối vị tràng hoặc mở thông môn vị: 5 – 10%.

2.   Nguyên nhân:

  • Do cắt đoạn chưa đủ 2/3 dạ dày mà còn để lại nhiều phần dạ dày tiết
  • Do cắt không hết được 2 thân dây X sau cắt dây X và cắt hang vị.
  • Do u Adenome của tuyến tuỵ (hội chứng Zollinger Ellison): loại u này gây tăng tiết gastrin, còn u tuỵ thì còn loét tái phát.
  • Do chỉ cắt bỏ ổ loét nhưng còn để lại phần niêm mạc hang vị (còn niêm mạc hang vị thì còn tiết gastrin kích thích tiết HCl+Pepsin ).

3.   Bệnh sinh:

Do phần hang vị cắt chưa hết nên còn tiết gastrin, kích thích tiết HCl+Pepsin tác động trực tiếp vào niêm mạc gây loét.

Điều đó có căn cứ :

  • HCl mất đi sau mổ, thường chỉ xuất hiện lại sau 3 tháng, phù hợp với thời gian xuất hiện của loét.
  • Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân loét hành tá tràng.
  • Thường xảy ra ở quai đi (quai tới vì có nhiều dịch tá tràng mang tính chất kiềm nên ít xảy ra loét).

4.   Giải phẫu bệnh lý:

ổ loét thường ở quai đi, cách miệng nối chừng l-2cm, ít khi có ở miệng nối hoặc ở quai tới. Có thể 1-2 ổ loét. Tổ chức xung quanh phù nề, xơ cứng làm miệng nối hẹp lại, quai tới giãn ra.

5.    Triệu chứng:

Xuất hiện muộn sau mổ từ 3 tháng tới 1 năm, có khi 20-30 năm sau.

+ Đau: do loét miệng nối có đặc điểm:

  • Đau tăng hơn trước khi mổ.
  • Đau khu trú bên trái đường trắng giữa, ngang rốn hoặc thấp hơn.
  • Đau nhiều hơn khi ấn vào vùng ngang rốn phía bên trái.

+ Nôn: thường đi kèm với đau tính chất nôn gần giống như trong hẹp môn vị.

+ Nội soi bằng ống soi mềm: thấy tổn thương loét ở vùng miệng nối.

6.   Tiến triển, biến chứng:

  • Diễn biến nặng dần.
  • Biến chứng: Chảy máu, thủng,

Sau khi thủng có thể gây viêm phúc mạc khu trú hoặc rò vào đại tràng.

7.   Điều trị:

  • Nếu đau không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công tác thì điều trị nội khoa (như loét hành tá tràng).
  • Nếu trước đây nối vị – tràng thì mổ lại cắt 2/3 dạ dày.
  • Nếu đã cắt 2/3 dạ dày thì mổ cắt lại kết hợp cắt 2 nhánh thần kinh X đi vào dạ dày.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. bệnh căt toàn phần dạ dày do ung thư nay đau lai nội soi do viêm loét miệng nối thì nguyên nhân gì và điều tri như thế nào

    Reply

Hỏi đáp - bình luận