Hội chứng nôn mửa

Bệnh tiêu hóa

1.   Cơ chế bệnh sinh

Từ một điểm tổn thương nào đó phát ra một kích thích bất thường, luồng thần kinh này dẫn đến hai trung tâm:

  • Trung tâm gây nôn (hành tuỷ nằm gần dây X vằ tổ chức lưới ở ngang dưới dây X) nhận kích thích từ ống tiêu hoá tới (1)
  • Trung tâm thu nhận kích thích hoá học (bề nhặt nền não thất 4) (2) nhậy cảm với apomocphin, đóng vai trò liên kết không hoạt động độc lập. Các xung từ trung tâm nôn mượn đường dây thần kinh hoành tới cơ hoành. Đường thần kinh từ tuỷ sống tới cơ liên sườn và cơ bụng – Đường thần kinh X tới cơ vận động thanh quản họng. Khi xung động tới: lập tức tới cơ hoành, cơ bụng co thắt lại, tăng áp lực ổ bụng, co các cơ hô hấp, thanh môn đóng lại, môn vị đóng lại, tâm vị mở ra, cơ thực quản giãn ra tống các thức ăn từ dạ dày ra ngoài.

Trong cơ chế nôn:

  • Dạ dày thụ động.
  • Chủ yếu tăng áp lực ổ bụng.
  • Sóng phản nhu động của ruột đại tràng là thức ăn lộn lại dạ dày.

2.   Hậu quả

+ Mất nước:

  • Khát, da khô, nhăn nheo, Gasper (+)
  • Truỵ tim mạch: HA tụt, mạch nhanh, nhiệt độ giảm.
  • Máu cô: Hematocrit 45%.

+ Rối loạn điện giải:

  • Kali hạ
  • Kali hạ gây mệt, Ca giảm co quắp tay toan kiềm máu.
  • Do mất Hydratcacbon đường máu giảm gây toan máu.
  • Ure máu tăng do máu cô, giảm lọc cầu thận.

3.   Quan sát tính chất đặc điểm nôn

+ Chất nôn:

  • Thức ăn: Sớm: chưa tiêu Muộn: tiêu dở, thức ăn cũ
  • Nhày: quàng trắng
  • Mật đắng xanh vàng
  • Máu: đỏ (thực quản), cục nâu (dạ dày)
  • Nôn ra phân: tắc ruột

+ Số lượng:

  • Nôn nhiều: hẹp môn vi
  • Nôn ít: viêm dạ dày

+ Màu sắc:

  • Vàng: mật
  • Đỏ nâu: thức ăn cũ, máu, phân.

+ Giờ giấc nôn:

  • ăn vào nôn ra ngay: viêm dạ dày
  • ăn sáng tối nôn: hẹp môn vị

4.   Nguyên nhân nôn

+ Bệnh ống tiêu hoá

  • Dạ dày tá tràng: viêm, loét, hẹp môn vị .
  • Ruột: tắc, lồng ruột.
  • Mật, tụy: sỏi mật, viêm tụy.

+ Nhiễm trùng, nhiễm độc:

+ Các yếu tố khác:

  • Say nắng, nóng, tầu
  • Tia xạ.
  • Tâm thần.

5.   Thái độ điều trị nôn mửa

+ Tìm nguyên nhân rồi giải quyết nguyên nhân là chủ yếu.

+ Khám toàn diện kỹ càng, kiểm tra mạch, huyết áp, theo dõi số lần nôn, chất nôn, khối lượng nôn. Làm cấp một số xét nghiệm

  • HC, BC, CTBC, Hematocrit
  • Điện giải
  • Ure, Amylaza, đường máu

+ Nếu chưa xác định rõ nguyên nhân:

  • Nếu nghi ngộ độc thức ăn: cứ để cho bệnh nhân nôn hết, khi nào chỉ còn nôn dịch cần cho thuốc:

+ Chống nôn: Atropin l/2mg x 1 -2 ống dưới da

+ Bù lại nước điện giải

+ Trợ tim mạch, hô hấp.

– Điều trị các triệu chứng kèm theo nếu có:

+ Đau bụng

+ ỉa lỏng

+ Sốt

+ Vật vã

Thuốc chống nôn: Motilium – M: 10mg, uống 1-2 viên trước bữa ăn tối 15 – 30 phút và trước khi đi ngủ, 3 – 4 lần/ ngày

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận