Ghép tuỵ trong điều trị tiểu đường

Bệnh tiêu hóa

Ghép tụỵ đồng loại đã được tiến hành ở bệnh nhân bị tiểu đường nhằm duy trì đường huyết bình thường mà không cần phải dùng insulin. Ghép được tiến hành ở bệnh nhân trước đó đã được ghép thận và được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Người ta cũng đã ghép đồng thời thận và tuy được lấy ở một tử thi.

Thải ghép: xem thuật ngữ này.

Vàng da có tăng bilirubin kết hợp hay bilirubin toàn phần

. ứ MẬT TRONG GAN:

  • Tắc mật đơn thuần, không có rối loạn chức năng tế bào gan:

+ Thuốc: estrogen, thuốc tránh thai uống, testosterone v.v…

+ Xơ đường mật nguyên phát ở giai đoạn đầu.

+ Vàng da ứ mật tái phát lành tính

+ ứ mật ở phụ nữ có thai.

  • Tắc mật hỗn hợp, có rối loạn chức năng tế bào gan:

+   Viêm gan virus

+   Viêm gan do rượu.

+ Viêm gan do thuốc: phenothiazin, thuốc kháng giáp, sulfonyl urê

  • Tắc đường mật trong gan (vi quản mật và các ống mật liên thuỳ):

+ Ung thư gan nguyên phát hay thứ phát.

+ u hạt, u lympho, sỏi trong gan.

+ Xơ đường mật nguyên phát.

+ Teo đường mật bẩm sinh (bệnh Caroli).

+ Xơ mạch-u đường mật, viêm xơ hoá đường mật.

  • TẮC MẬT NGOÀI GAN (có tắc ở một chỗ nào đó ở đường mật chính, từ chỗ ra khỏi gan đến bóng Vater):

Sỏi ống mật chủ.

Ung thư các đường mật hay ung thư bóng Vater.

Bị u đầu tụy hay tuyến tuỵ viêm chèn ép.

Chít hẹp do viêm hay do chấn thương.

Xơ gan thứ phát.

Teo đường mật: không có một phần hay toàn bộ các đường mật ngoài gan.

  • GIẢM VẬN CHUYỂN BILIRUBIN KÊT hợp trong các vi quản mật: hội chứng Dubin-Johnson và hội chứng Rotor (xem các hội chứng này).

Vàng da có tầng bilirubin tự do

VÀNG DA TRƯỚC GAN DO SẢN SINH NHIỀU BILIRUBIN:

  • Tan máu trong lòng mạch: tất cả mọi thiếu máu tan máu (vàng da huyết tán).
  • Tan máu ngoài mạch: hấp phụ khối máu tụ lớn xuất huyết đường tiêu hoá, nhồi máu phổi v.v…
  • GIẢM TẠO HÔNG CẦU: các thể tiền hồng cầu bị phá huỷ sớm trong thiếu máu có nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu vùng địa trung hải, thiếu sắt, nhiễm độc chì, thiếu máu có nguyên hồng cầu chứa nhiều sắt, rối loạn chuyển hoá porphyrin do erythropoietin.
  • KHÔNG CẤP ĐỦ BILIRUBIN CHO TẾ BÀO GAN:
  • Suy tim.
  • Nối thông cửa – chủ: bilirubin không qua gan mà đi thẳng vào hệ tuần hoàn.
  • TÊ BÀO GAN BẮT BILIRUBIN KÉM: trạng thái sốt (nhất là do bị nhiễm khuẩn huyết), nhịn đói lâu ngày, rifampicin, ưu năng tuyến giáp.
  • GIẢM KÊT HOP bilirubin(thiếu hụt men glucuronyltransferase):
  • Di truyền: hội chứng Gilbert và bệnh Crigler-Najjar (xem các bệnh này).
  • Mắc phải: tế bào gan bị tổn thương nặng do viêm gan, xơ gan và nhiễm khuẩn huyết.

Xét nghiệm cận lâm sàng: xem bảng 9.2

Xét nghiệm bổ sung: siêu âm là xét nghiệm hàng đầu để chẩn đoán vàng da do tắc mật.

Ghi chú – 80% số trường hợp bị vàng da ở người dưới 30 tuổi là do viêm gan virus cấp. 75% số trường hợp bị vàng da ở người trên 60 tuổi là do sỏi hoặc khối u gây tắc mật. Các nguyên nhân khác gây vàng da là: sốt rét, bệnh do leptospira, sốt thương hàn, apxe gan, thiếu máu vùng Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu hụt G6PD, nghiện rượu v.v…

Bảng 9.2. Xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán vàng da

Xét nghiệm Vàng da do gan Vàng da do tắc mật Vàng da do tan máu
Bilirubin
Kết hợp Tăng Tăng Binh thường
Tự do Tăng Tăng Rất tăng
Các transaminase Tăng:

10-20 lần: viêm gan virus cấp.

2-4 lần: xơ gan, di căn, bệnh gan mạn tính

Bình thường hoặc Tăng 2 – 4 lần Binh thường
Phosphatase kiểm Bình thường hoăc tăng 2-4 lần Tăng 5 -15 lần Bình thường
Gamma – GT

Gamma glutamyl transpeptidase

Tăng, nhất là ở người nghiện rượu Tăng Bình thường
Xét nghiệm Vàng da do gan Vàng da do tắc mật Vàng da do tan máu
Thời gian prothrombin Tăng (bệnh nặng), không trở về bình thường sau khi tiêm vitamin K (nghiệm pháp Kohler) Bình thường hoặc tăng (tắc kéo dài); có thể trở về bình thường sau khi tiêm vitamin K. Bình thường
Cholesterol toàn phẩn Giảm (bệnh năng) Tăng (triglycerid bình thường) Bình thường.
Protein huyết thanh

Albumin

Globulin

Giảm: xơ gan nặng Tăng: xơ gan

Rất tăng: viêm gan mạn năng

Bình thường

Rất tăng: xơ đường mật nguyên phát

Bình thường
Nước tiểu

Bilirubin

Urobilinogen

Tăng

Tăng

Tăng

Không có: tắc mật hoàn toàn, kéo dài

Bình thường
Phân

Màu Có máu

Bình thường

Không (nếu không có bệnh gây chảy máu)

Bạc màu

Đôi khi có nếu bị tắc ác tính

Binh thường Không có
TEST GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
Test Cholestase (Test ứ mật) Bilirubin toàn phần tự do

Gamma GT 5′ Nucleotidase Phosphatase kiềm

5-17 μmol/l tối đa 12 μmol/l 8 – 35 Ul/I 1,5 – 5,5 Ul/I 40 – 100 Ul/I
Test phát hiện tan tế bào gan Transaminase

– SGOT hay ASAT

– SGPT hay ALAT

5 – 30 Ul/I 5 – 35 Ul/I
Test phát hiện tổn thương nhu mô gan Thời gian prothrombin

Albumin

Globulin

75- 130 % 35 – 50 g/l 20 – 36 g/l

Bảng 9.3. Chẩn đoán phân biệt ứ mật ngoài gan và ứ mật trong gan

Định nghĩa: ứ mật là một hội chứng do mật khó lưu thông, thể hiện bằng vàng da, nước tiểu sẫm
màu, phân bạc màu và ngứa, ứ MẬT TRONG GAN:
1. Rối loạn chức năng tế bào gan:
a. Viêm gan virus. c. Vàng da tái phát lành tính.
b. Viêm gan do thuốc. d. ứ mật ở phụ nữ có mang
2. Tắc ở các đường mật trong gan (ống mật nhỏ hoặc ống mật liên thuỳ);
a. Xđ đường mật nguyên phát. b. Viêm ống mật xơ hoá. c. Ung thư.
ỨMẬT NGOÀI GAN: tắc ở một chỗ nào đó ở đường mật chính, từ chỗ ra khỏi gan đến bóng Vater.
1. Sỏi ống mật chủ. 3. Ung thư đường mật.
2. Ung thư đầu tuy. 4. Viêm tuy.
ứ MẬT TRONG GAN ứ MẬT NGOÀI GAN
LÂM SÀNG -Tuổi < 40 tuổi > 50 tuổi
– Tiền sử Nghiện rượu, nghiện ma tuý, đồng tính, dùng thuốc độc với gan. Bị cơn đau quăn gan.
– Thể trạng Yếu Đòi khi vàng da nặng, thể trạng tốt
– Sờ nắn Gan to và/hoặc đau Sờ thấy túi mật, gan không to hoặc to ít.
-Sốt Nếu có thì không rét run; khi Nếu có thường kèm rét run (viêm
vàng da thì hết sốt. đường mật); vẫn sốt khi đã vàng da.
– Ngứa Hiếm. Hay gặp.
– Đau Không có hoặc nhẹ. Thường bị, đau chói, đau sâu hoặc kiểu cơn đau quặn gan.
XÉT NGHIỆM – Nước tiểu Có urobilinogen Không có urobilinogen: nghi tắc hoàn toàn.
– Phân Có màu hay bạc màu tạm thời; ít Mất màu kéo dài: nghi tắc hoàn
khi phân có mỡ. toàn; hay gặp phân có mỡ.
– Phosphat kiềm Tăng. Tăng.
– Thời gian Quick Không về bình thường sau tiêm vitamin K Về bình thuừng sau tiêm vitamin K
– Transaminase Tổng Bình thường hoặc tăng ít.
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Siêu âm, chup cắt lớp, chup Các ống mật nhỏ không bị giãn Các ống mật nhỏ bị giãn. Thấy
đường mât qua gan hay chup sỏi, khối u, chít hẹp ở đường
ngược dòng mật, u bóng Vater, u đầu tuy
CHỌC DÒ SINH THIẾT GAN Chỉ chỉ định chắc chắn không bị ứ mật ngoài gan; nhằm xác định có ứ mật trong gan mà chưa rõ nguyên nhân. Chống chỉ định.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận