Bệnh viêm phúc mạc cấp

Bệnh tiêu hóa

Đại cương

Có 2 thể viêm phúc mạc cấp:

  • Viêm phúc mạc cấp do thủng (tạng rỗng, vỡ ổ áp xe).
  • Viêm phúc mạc cấp do ổ nhiễm trùng lan rộng trong ổ bụng (viêm ruột thừa, viêm vòi trứng, viêm đại tràng Sigma, viêm túi mật).

Chẩn đoán thể điển hình viêm phúc mạc cấp toàn thể

  • Đau bụng dữ dội (vị trí đau ban đầu giúp chẩn đoán nguồn gốc gây viêm phúc mạc), nôn và hội chứng nhiễm trùng.
  • Co cứng bụng liên tục, toàn bộ, đau.
  • Thăm trực tràng: đau ở túi cùng Douglas.
  • Chụp bụng không chuẩn bị: thẳng nghiêng: liềm hơi dưới cơ hoành, hình bụng chướng hơi: mờ lan rộng, liệt ruột phản xạ.
  • Cận lâm sàng: công thức máu, điện giải, creatinin máu, cấy máu, nhóm máu, điện tim, XQ phổi.

Thể lâm sàng đặc biệt

  • Viêm phúc mạc ít triệu chứng: người cao tuổi, tình trạng toàn thân xấu, suy giảm miễn dịch, tình trạng toàn thân nặng, không thấy dấu hiệu bụng.
  • Viêm phúc mạc khu trú:
  • Ổ nhiễm trùng khỏi phát.
  • Hội chứng ố nung mủ sâu: sốt dao động, vẻ mặt hốc hác, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, kèm VỚI dấu hiệu tại chỗ.

Áp xe dưới cơ hoành: bệnh cảnh sau phẫu thuật, dấu hiệu kích thích cơ hoành (ho, nấc, khó thỏ, đau vai). XQ phổi: cơ hoành lên cao, tràn dịch màng phối, xẹp phôi, CT.

Áp xe Douglas: hội chứng tiểu khung, đái buốt, mót rặn, chẩn đoán bằng chụp CT.

  • Viêm phúc mạc cấp sau phẫu thuật:
  • Hiếm và nặng: thường do thủng rò miệng nối.
  • Có thể có dấu hiệu: ỉa chảy, xuất huyết tiêu hóa, thiểu niệu, khí ổ bụng, rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân

  • Thủng ổ loét dạ dày tá tràng: tiền sử loét dạ dày – tá tràng, đau thượng vị đột ngột,, co cứng vùng thượng vị, khí ổ bụng (75% số bệnh nhân).
  • Viêm phúc cấp do đại tràng: nặng vì có lẫn phân – hội chứng nhiễm trùng nặng.
  • Viêm phúc mạc cấp do viêm ruột thừa.
  • Viêm phúc mạc cấp do thủng ruột non (nhồi máu mạc treo, Crohn, loét dạ dày)
  • Viêm phúc mạc cấp do mật: sau can thiệp đường mật chính hay thấm mật phúc mạc, viêm túi mật hoại tử.
  • Viêm phúc mạc cấp ở phụ nữ: viêm vòi trứng, chửa ngoài tử cung.
  • Do chấn thương.

Các yếu tố tiên lượng nặng

  • Tình trạng toàn thân bệnh nhân.
  • Thời gian phát hiện được bệnh muộn.
  • Viêm phúc mạc cấp sau phẫu thuật, ở đối tượng người cao tuổi.
  • Kèm một lỗ thủng xa, kèm nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị

Điều trị nội khoa:

  • Hội chứng nhiễm trùng: kháng sinh phổ rộng, sau đó tuỳ thuộc vào kháng sinh đồ.
  • Điều chỉnh rối loạn nước điện giải.
  • Hồi sức: suy đa phủ tạng.

Điều trị ngoại khoa:

  • Điều trị tổn thương gây ra cắt túi mật, khâu lỗ thủng ổ loét, cắt đại tràng, hậu môn nhân tạo.
  • Lau rửa ổ bụng, lấy hết giả mạc.
  • Đóng bụng+ /-, đặt dẫn lưu.

3 trường hợp đặc biệt

  • Loét dạ dày tá tràng
  • Điều trị nội khoa: hồi sức điều chỉnh sốc giảm thể tích, rối loạn nước điện giải, hút dịch dạ dày, kháng sinh phổ rộng, điều trị ổ loét bằng đường tĩnh mạch. Chỉ định: chẩn đoán sớm < 6 giờ, sau bữa ăn cuối > 6 giờ, không có dấu hiệu nhiễm trùng nếu thất bại, phẫu thuật.
  • Ngoại khoa: cắt đoạn dạ dày hay khâu ổ loét.
  • Thuốc điều trị loét + kháng sinh.
  • Nguyên nhân đại tràng.
  • Bệnh cảnh nhiễm trùng nặng không được nôi ngay ruột.
  • Điều trị ngoại khoa: cắt đại tràng nôi hay không tùy tình trạng bệnh.
  • Áp xe: dẫn lưu ổ áp xe, điều trị ổ áp xe, tùy trường hợp có thể phẫu thuật điều trị nguyên nhân luôn hay không.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận