Triệu chứng và điều trị bệnh Giun kim

Bệnh tiêu hóa

Người mắc bệnh theo đường tiêu hoá tự nhiễm.

Triệu chứng học:

  • Ngứa hậu môn:

Ngứa có giờ nhất định, ngứa không chịu nổi thường vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khám hậu môn lúc ngứa ngáy thấy xung quanh hậu môn có huyết, có những chấm đỏ tươi hay đã ngả màu nâu hoặc tím ngắt. Trong chất nhầy có giun kim.

  • Các rối loạn về ruột:

Đau bụng đi ngoài có 2 dạng:

  • Trẻ em buổi sáng ỉa ra một ít nhầy đặc trong máu tươi hay đã ngả màu nâu tím ngắt, trong chất nhầy có nhiều giun Ngoài ra trẻ ăn luôn miệng, lúc chán ăn cỏ thể gầy sút, sốt vặt. Trẻ tự nhiên biếng ăn phải nghĩ đến giun kim.
  • Phân nhiều, ở những người nhiều giun kim từ lâu luôn đi ngoài ngày mấy lần. Đi nhiều, phân lỏng có lẫn máu, nhung nhúc giun

Thăm khám lưỡi: sạch, rìa lưỡi có chấm đỏ nổi lên. Ruột hay bị viêm ở vùng hồi manh đại trùng tràng. Có khi soi trực tràng cũng nhìn thấy giun kim trên niêm mạc. Giun kim có thể gây viêm ruột thừa.

  • Các rối loạn thần kinh:

Rối loạn này nhiều và phức tạp vừa về cảm giác vừa về vận động, về tâm thần… do nguyên nhân cơ học, do kích thích hoặc độc tính của giun kim gây nên.

Ngứa mũi mức độ nhẹ cảm giác như có vật gì vướng mắc, ngứa hay lan toả xung quanh mũi có khi như kim châm. Cơn ngứa về tối hoặc suốt ngày trẻ hay cho tay ngoáy mũi. Vì vậy nếu tay vừa gãi hậu môn lại ngoáy mũi sẽ đưa ấu trùng tái nhiễm (nguyên nhân ngứa mũi do độc tố của giun kim gây ra).

Nghiến răng: dấu hiệu có giá trị chẩn đoán giun kim (do phản xạ từ ruột hoặc do độc tố của giun kim).

Mê hoảng: đúng giờ vài đêm liền, bẵng đi rồi lại xuất hiện. Nếu cùng với nghiến răng và ngứa hậu môn phải nghĩ đến giun kim (cơ chế do phản xạ ruột, do độc tố của giun kim).

Các rối loạn tâm thần (trẻ đi học) thay đổi tính nết, trẻ bần thần, buồn bã hay cáu gắt, trước vẫn ngoan bỗng nhiên bẳn tính không nghe lời. Trong lớp lười biếng, lơ đãng. Có triệu chứng như vậy cần nghĩ đến giun kim.

  • Rối loạn vận động màng não tuỷ:

+ Sài kinh, múa giật, run rẩy hay chóng mặt.

+ Biểu hiện của viêm màng não hiếm, có thể giống như lao màng não chỉ khác số tế bào tăng ít hơn bệnh lao (nguyên nhân do nhiễm độc hay dị ứng).

  • Rối loạn ở các cơ quan khác:

Sinh dục: ở nữ giun kim lên âm hộ vào tử cung gây đau bụng mỗi khi hành kinh (Leo 1932). Gây viêm âm hộ, âm đạo ở trẻ em gái, ở nam giới ngứa ngáy dương vật, di mộng tinh và thủ dâm (Lan Lemann). có khi thấy giun kim trong ống niệu (Henle). Trường hợp khí hư lâu khỏi, Simon và Vich đã tìm thấy nhiều trứng giun kim trong khí hư.

Giun kim cái di động gây ngứa vùng âm hộ, ở bẹn, hạ nang làm tấy đỏ, lở và nứt kẽ. Nếu cạo các nơi đó đem soi kính hiển vi sẽ thấy trứng giun Có thể thấy trứng giun kim dưới da và trong các mụn nhọt quanh hậu môn.

Nổi tịt từng cơn đau khi vận động.

Rối loạn ngũ quan: tai điếc, chóng mặt, hoa mắt, loà.

Chẩn đoán:

Lâm sàng:

Nét mặt xanh xao buồn bã, mắt thâm quầng, tính tình biến đổi, nghiến răng, ngứa mũi, ngứa hậu môn ban đêm nhất là trẻ em.

Tìm giun buổi tối:

Soi hậu môn lúc trẻ kêu ngứa thấy giun kim.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm phân: soi tươi lúc bệnh nhân mới đi ngoài để tìm giun kim còn sống.
  • Xét nghiệm phân tìm trứng giun: nạo nếp nhăn hậu môn phết lên kính soi (PP Scriabin hoặc phương pháp Graham): sáng sớm chưa đi ngoài, chưa tắm rửa, chổng mông, căng kẽ hậu môn và ấn lên một phiến kính băng celophan dính, bỏ ra gián lên phiến kính đem soi tìm trứng (phương pháp Hoàng Nguyên Dực 1958).
  • Dùng giấy bóng kính phết cồn dán (Gomme arabic) áp vào hậu môn rồi đặt lên phiến kính soi.

Điều trị:

a.   Piperazin:

* dạng sebacat (BD Nematorazine) viên nén 0,25, thuốc đạn 0,2

  • Liều người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: ngày 2 lần x 6 viên uống trong 2 ngày. 15-20 ngày sau dùng một đợt thứ hai như trên để tránh tai biến. Dạng thuốc đạn người lớn và trẻ em trên 10 tuổi sáng và tối mỗi lần nạp 1 viên. Dùng 2 ngày, uống sau bữa ăn một giờ.
  • Chống chỉ định: suy gan, suy thận, động

* Piperazin hydrat (BD Antepar, piperascat, vemitox)

Thuốc ngọt (hydrat 500mg/5ml) thuốc cốm hydrat, xiro (15% hydrat hoặc 10% citrat), viên nén 0,2; 0,3; 0,5 (adipat hoặc adipinat), viên nén 0,26; 0,52 (phosphat).

  • Có tác giả cho liều 50-100mg/kg/24h chia 2 lần uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn Uống 1 đợt 7-10 ngày, nghỉ 10 ngày tiếp đợt 2 nếu còn giun.
  • Liều dùng: người lớn ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên 0,5 sau bữa ăn 1 giờ, dùng 5 ngày liền, nghỉ 7 ngày, uống một đợt nữa nếu còn

Albendazol (BD Anben, Zeben – Thái, Zenten – Anh)

  • Không ăn kiêng, không cần uống thuốc tẩy
  • Liều duy nhất: ngày 2 viên
  • Viên nén 200mg, dịch treo uống 100mg/5ml

Mebendazol (BD Althel – Đài Loan, Noverme – Bỉ, Vermox – Hung)

  • Viên nén 100mg, dịch treo 20mg/ml.
  • Ngày 1 viên (100mg) sau 2 tuần uống 1 viên nữa.

Teramyxin là kháng sinh có tác dụng với giun kim (HVQY 1979)

Liều uống:

5 tuổi trở xuống : 1g/24h 5-10 tuổi : 1,5g/24h 10 tuổi trở lên         : 2g/24h.

Uống trong 10 ngày liền.

Pyrvinium (BD Viprinium, Molevac, Pamovin (Mỹ), Ponavyl, Pover (Pháp), Vanquin và Vermigal dạng HCl)

  • Liều dùng 1 lần 5mg/kg vào bữa ăn hoặc ngủ tối.
  • Viên nén, bọc 50mg (dạng pamoat), bazơ, dịch treo 1,5g/100ml

Phòng bệnh vệ sinh cá nhân và gia đình. Một tháng không tái nhiễm sẽ hết giun.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận