Bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất

Bệnh tiêu hóa

* Xuất xứ của bài thuốc:

Bài thuốc đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng rất tốt trong chữa bệnh dạ dày , bài thuốc được xây dựng trên cơ sở của bài thuốc cổ phương “Tiêu giao thang” trong “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương cấu tạo bài thuốc tiêu dao gồm các vị:

Sài hồ  10g Phục linh 12g
Đương quy 10g Cam thảo 4 g
Bạch truật 12g Sinh khương 4g
Bạch thược 12g Bạc hà  4g
Gia: lá khôi 10g, Bán hạ chế 10g

– Công dụng của bài thuốc: Sơ can lý khí kiện tỳ hòa vị, hòa dinh dưỡng huyết.

* Phân tích bài thuốc : Trong bài Sài hồ sơ Can giải uất làm quân dược. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết nhu can, mùi thơm của Đương quy lại có thể hành khí, vị ngọt của nó có thể hoãn cấp làm thần dược. Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ trừ thấp khiến cho việc vận hóa có sự linh hoạt, khí huyết có nguồn gốc. Cam thảo ích khí bổ trung, hoãn cái gấp gáp ở Can. Sinh khương ôn Vị hòa trung, Bạc hà giúp Sài hồ tách nhiệt do Can uất gây ra để làm tan Can uất, giúp cho tác dụng sơ Can giải uất của Sài hồ. Gia thêm vị Lá khôi có tác dụng chỉ thống, Bán hạ chế có tác dụng hòa Vị giáng nghịch chỉ nôn.

1. Sài hồ

  • Tên khoa học: Buplerum Chinense DC

 Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)

Sài hồ
Sài hồ
  • Bộ phận dùng: Rễ
  • Thành phần hoá học: Saikosaponin, tinh dầu, flavonoid, acid hexanoic, acid heptanoic, acid octanoic, acid nonanoic, ethyphenol, thymol…
  • Tác dụng dược lý hiện đại , .
    • Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng: Ức chế sự sinh loét bởi acid HCl hoặc ethanol, hoạt tính chống loét mạnh như Sucralfat, bảo vệ niêm mạc chống những thương tổn dạ dày, chống loét do stress, do thắt môn vị. Tác dụng chống loét là do tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc, tác dụng kháng tiết acid, pepsin.

 Tăng khả năng tiêu diệt tế bào lạ, ức chế sự biến đổi của tế bào Lympho, tăng đáp ứng kháng thể. Saikosaponin có tác dụng đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein và có tác dụng chống viêm tương tự Prednisolon: Ức chế sự tăng men AST và ALT.

  • Tác dụng theo Y học cổ truyền .

+ Tính vị: vị đắng, tính hàn.

  • Quy kinh: Quy bốn kinh Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu.
  • Công năng và chủ trị: Thuốc sơ Can giải uất, thăng đề dương khí, phát biểu giải cảm, thông khí nhuận gan, hoà lý. Chữa các chứng: thương hàn tà tại kinh thiếu dương, Can uất khí trệ, khí hư hạ hãm. Thường dùng trong các bệnh Can đởm.
  • Liều dùng: 10-12g.

2. Bạch truật

  • Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz

 Thuộc họ Cúc (Asteraceae)

bạch truật phiến
bạch truật phiến
  • Bộ phận dùng: Thân rễ
  • Thành phần hóa học: Tinh dầu (Atractylon, Acetoxyatractylon, Hydroxyatractylon), Sesquiterpen, Vitamin A, Acid palmitic, Scopoletil. Inulin, Acid Aspartic, Serine, Acia glutamic, Alanine, Glycine, Valine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Phenylalanine, Lysine, Histidine, Arginine, Proline,…
  • Tác dụng dược lý ,

 Ức chế loét do ứ đọng dịch dạ dày, tổn thương mạch máu, loét do nhịn đói. Không có tác dụng với loét do Histamin. Làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị. Ức chế các loại song cầu khuẩn, xoắn khuẩn, trực khuẩn. Nước sắc Bạch truật có khả năng tăng thải trừ gốc tự do trên chuột, kích thích tăng trưởng tế bào gan và giúp bài tiết mật thuận lợi.

  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính ôn.
    • Quy kinh: Tỳ, Vị
    • Công năng và chủ trị: Kiện Tỳ ích khí, táo thấp lợi thuỷ, cầm mồ hôi, an thai. Trị Tỳ khí hư nhược, ăn ít, bụng trướng, đại tiện lỏng, thuỷ thũng, mệt mỏi, khí hư hạ hãm, thai động.
  • Chủ mình mẩy sưng to, đau đầu, váng đầu, trừ Tâm hạ cấp mãn, hoắc loạn thổ hạ không cầm, ích tân dịch, làm ấm Vị, tiêu cốc.
  • Hòa trung ích khí, trừ thấp tại Tỳ vị, trừ Vị nhiệt, mạnh Tỳ vị, an thai.
  • Liều dùng: Từ 12-16g

3. Phục linh

  • Tên khoa học: Poria cocos Wolf

 Thuộc họ nấm lỗ (Polyporaceae)

  • Bộ phận dùng: Thể quả của Nấm kí sinh ở rễ cây Thông.
  • Thành phần hóa học: có Fructoza, Glucoza, các chất như: Acid pachymic, Acid tumulosic, Acid dehydrropachymic, Chitin, Glucose, Lecitin, Lipase, Cholin…
  • Tác dụng dược lý .
  • Tác dụng chống loét dạ dày.
  • Tác dụng an thần.
  • Tác dụng hạ đường huyết.
  • Tác dụng lợi niệu
  • Bảo vệ tế bào gan.
  • Tác dụng làm lành nhanh tổ chức gan: Tổ chức gan bị tổn thương trên chuột cống trắng.
  • Tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của tế bào ung thư: Được chứng minh qua những nghiên cứu trên chuột.

    phục linh
    phục linh
  • Tăng cường công năng miễn dịch: Đặc biệt làm tăng khả năng miễn dịch tế bào.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
    • Quy kinh: quy kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị.
    • Công năng và chủ trị: Lợi thuỷ thẩm thấp, kiện Tỳ hoà Vị, trị tiểu tiện không thông, phù thũng, ăn không ngon miệng, đại tiện lỏng, hồi hộp mất ngủ kéo dài.
      • Chủ ngực sườn khí nghịch, tinh thần lo lắng sợ hãi, tâm hạ kết thống, lợi tiểu tiện.
      • Hành thủy mạnh, ích Tâm Tỳ.
    • Liều dùng: Từ 12 – 40g.

4. Bạch thược

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.

Thuộc họ hoàng liên (Ranunculaceae)

  • Bộ phận dùng: Rễ
  • Thành phần hoá học có Axit benzoic, Tanin, Tinh bột, đường, Paconon acetat, Paeoniflorin, oxy paeoniflorin…
  • Tác dụng dược lý 

    Bạch thược
    Bạch thược
  • Tác dụng ức chế cơ trơ: Cơ tử cung, dạ dày, ruột, ức chế tiết vị toan nên phòng được loét.
  • Tác dụng chống sự hình thành huyết khối: huyết khối do kết tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Kháng khuẩn Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Samonella, Pneumococcus.
  • Tác dụng kháng Cholinergic: Chống co thắt, chống tiêu chảy, giảm đau.
  • Tác dụng ức chế trung khu thần kinh: Giảm đau, an thần.
  • Tác dụng tăng công năng miễn dịch của cơ thể: Làm tăng đáp ứng miễn dịch theo cả hai con đường tế bào và thể dịch. Tác dụng này được chứng minh qua những nghiên cứu trên thỏ và chuột.
  • Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Hạ men Transaminasa.
  • Tác dụng giãn mạch ngoại vi: Hạ huyết áp nhẹ.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị hơi đắng chát, chua nhiều.
    • Quy kinh vào 3 kinh Tỳ, Phế, Can.
    • Công năng và chủ trị: Dưỡng huyết hoà doanh, hoãn cấp chỉ thống, liễm Can bình Can. Trị các chứng Can huyết hư, âm huyết hư, Can dương thịnh, các chứng đau do bệnh của Can, bệnh thai sản, kinh nguyệt không đều.
  • Chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí.
  • Thông thuận huyết mạch, hoãn trung, lợi bàng quang, tiêu ung thũng, hành hàn nhiệt, trị yêu phúc thống.
  • Điều dưỡng Tâm Can Tỳ, sơ kinh giáng khí, chỉ Can thống.
  • Bổ huyết nhiệt chi hư, tả Can hỏa chi thực, cố tấu lý chỉ nhiệt tả, điều kinh thai sản, điều hòa khí huyết.

+ Liều dùng: Từ 12 – 16g.

5. Đương quy

  • Tên khoa học: [Angelicáinensis (Oliv.) Diels]

Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)

  • Bộ phận dùng: Rễ
  • Thành phần hóa học , : Tinh dầu, chất đường, vitamin B12, Acid vanilic, Arginine, Lysine, Tyrosine, Proline, Glycine, Alanine, Cystine, Valine, Leucine, Isoleucine, Tryptophane, Phenylalanine, Acid aspartic, Methionine, Histidine, Phosphatidylglycerol.
  • Tác dụng dược lý .
  • Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn: Huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu nên có tác dụng giảm đau.

    Đương quy
    Đương quy
  • Tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch vành, giảm rối loạn nhịp tim.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống tạo huyết: Thúc đẩy sinh bạch cầu và hồng cầu. Tác dụng này có liên quan đến B12 và các Acid amin trong thành phần của thuốc.
  • Chống Oxy hoá và thanh trừ gốc tự do.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Đương quy có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch theo cả hai con đường tế bào và thể dịch. Tác dụng này được chứng minh qua những nghiên cứu trên chuột nhắt.
  • Tác dụng kiểu Oestrogen và Progesteron: Yếu.
  • Tác dụng chống viêm.
  • Tác dụng bảo vệ tế bào gan.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
  • Tính vị: Vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm.
  • Quy kinh: Quy ba kinh Can, Tâm, Tỳ.
  • Công năng và chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, nhuận táo, hoạt trường. Trị các chứng: huyết hư, huyết ứ, đau bụng, thai tiền sản hậu, đại tiện táo.
    • Ôn trung chỉ thống, trừ khách huyết nội bế, trúng phong kinh, bổ ngũ tạng, sinh cơ nhục.
    • Chỉ ẩu nghịch hư lao hàn nhiệt, phá ứ huyết, bổ bất túc, chỉ lỵ, phúc thống.
    • Trị đầu thống, tâm phúc chí thống, nhuận trường vị cân cốt bì phu, trị ung thư, bài nùng, chỉ thống, hòa huyết, bổ huyết.
      • Liều dùng: 12-16g.

6. Cam thảo

  • Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch

Thuộc họ Đậu (Fabaceae)

  • Bộ phận dùng: Rễ

    Cam thảo
    Cam thảo
  • Thành phần hóa học : Tinh bột, Glucose, Saccarose, chất Saponin, Glycyrrhizic acid, Glycyrrheinic acid, Liquiritin, Neoliquiritin…
  • Tác dụng dược lý .
    • Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Ức chế tác dụng tăng tiết dịch vị của Histamin, làm vết loét chóng lành.
    • Tác dụng giảm co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.
    • Tác dụng giải độc: Giải độc với nhiều loại thuốc có độc tố.
    • Tác dụng gần giống corticoid.
    • Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
    • Tác dụng chỉ khái hóa đờm.
    • Tác dụng gây trấn tĩnh: Ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự nhiên.
    • Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Chống viêm gan.
    • Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
    • Độc tính của Cam thảo rất thấp: Liều cao gây bụng đầy, kém ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
    • Quy kinh: Quy 12 kinh
    • Công năng và chủ trị: Bổ Tỳ, ích tinh, nhuận phế chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc. Trị các chứng: Tỳ vị hư nhược, ho suyễn, đau cấp hoãn, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.
    • Giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống.
    • Ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, bổ khí huyết, giải độc bách dược.
  • Liều dùng: 4 – 20g.

7. Sinh khương

  • Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
  • Bộ phận dùng: Thân rễ tươi
  • Thành phần hóa học: Có Tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: – gingiberen, ar- curcumenen, – farnesen, alcol monoterpenic (geraniol, linalol, borneol), các chất cay: gingeron, zingeron, shogaol.
  • Tác dụng dược lý .
  • Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Dịch chiết gừng tươi tiêm phúc mạc cho chuột có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm.
  • Tác dụng thần kinh trung ương: Làm giảm vận động tự nhiên, tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ Barbituric.
  • Tác dụng hạ nhiệt: Shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột gây sốt bằng men bia.
  • Tác dụng giảm đau và giảm ho.
    • Tác dụng chống co thắt: Tác dụng của shogaol và gingerol.
    • Tác dụng chống nôn.
    • Tác dụng kích thích tiết nước bọt và kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa.
    • Tác dụng chống viêm: Ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
    • Làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc tây y: Kéo dài thời gian sống của chuột nhắt điều trị với liều cao thuốc chống ung thư Mitomycin, ngăn cản sự teo tuyến thượng thận ở chuột do tác dụng phụ của thuốc chống viêm Prednisolon.
    • Tác dụng làm tăng lượng Corticosteron tự nhiên: Trong cơ thể chuột nhắt, như vậy có tác dụng kiểu hormon Steroid.
    • Đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch của Steroid: Cùng với tác dụng kiểu Steroid nên nó được coi là một chất điều hòa miễn dịch.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị cay, tính ấm.
    • Quy kinh: Quy 3 kinh Phế, Tỳ, Vị.
    • Công năng và chủ trị: Tán hàn phát biểu, ấm Tỳ Vị, cầm nôn, tiêu đờm giảm ho. Trị các chứng ngoại cảm phong hàn biểu chứng, Vị hàn ẩu thổ, giải độc cua cá, giải độc Bán hạ, Nam tinh.
  • Trừ phong tà hàn nhiệt, chứng thương hàn đau đầu nghẹt mũi, chỉ ẩu thổ, khứ đàm hạ khí.
  • Tiêu đàm chỉ ẩu, xuất hãn, tán phong, khu hàn, chỉ tả, sơ Can, đạo trệ.
    • Liều dùng: 6-12g.

8. Bạc hà

  • Tên khoa học: Mentha arvensis L

 Thuộc họ bạc hà (Lamiaceae)

  • Bộ phận dùng: Toàn cây
  • Thành phần hóa học: Có Tinh dầu chứa khoảng 60-80% menthol, isomenthol, neomenthol, methylheptenon, methyl acetat, sabinen, myrcen, limonen, pulegon.
  • Tác dụng dược lý

    Sinh khương
    Sinh khương

+ Tác dụng tê tại chỗ: Tinh dầu Bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh.

+ Tác dụng sát khuẩn mạnh: Chữa bệnh ngứa ngoài da, viêm mũi họng.

+ Tác dụng ức chế: Gây hiện tượng ngừng tim, ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

+ Tác dụng gây hưng phấn: Tăng bài tiết tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (liều nhỏ). Tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (liều lớn).

+ Tác dụng gây ức chế thần kinh trung ương: Gây tê liệt thần kinh.

+ Tác dụng làm giảm sự vận động, chống co thắt ruột non.

  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .

+ Tính vị: Vị cay, tính mát.

+ Quy kinh: Quy 2 kinh Phế, Can.

+ Công năng và chủ trị: Sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt, chỉ thống, sơ giải Can uất, trừ uế khí, rối loạn tiêu hóa. Trị các chứng: Ngoại cảm phong nhiệt, đau đầu mắt đỏ do phong nhiệt, yết hầu sưng đau do phong nhiệt, chứng ngực tức do Can khí uất kết, ngực sườn đầy đau, nôn tả bụng đau do trúng uế khí.

  • Phát tán, thanh lợi, tiêu phong tán nhiệt, trị chứng đầu thống, đầu phong, bệnh mắt, yết hầu răng miệng.
  • Phát tán, trị chứng đầu thống, đầu phong, tâm phúc ác khí đàm kết, khai uất tán khí, trị bệnh mắt, yết hầu răng miệng.
    • Liều dùng: 15 – 30g.

9. Lá Khôi

  • Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard

Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae)

  • Bộ phận dùng:
  • Thành phần hóa học: Tanin và glucosid.
  • Tác dụng dược lý theo YHHĐ , : Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số tác dụng:
    • Làm giảm độ acid của dạ dày.
    • Làm giảm nhu động ruột.
    • Về dược lý lâm sàng, Bệnh viện 108 đã nghiên cứu trên một số bệnh nhân bị đau dạ dày cho thấy kết quả giảm đau đạt 80-100% và giảm dịch vị xuống mức bình thường.
    • Viện Y học cổ truyền Việt Nam áp dụng Lá Khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày, đã có sơ bộ nhận định như sau: Liều 100g Lá Khôi trở xuống có thể đỡ đau hoặc hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
    • Tính vị: Vị chua.
    • Quy kinh: Đến nay vẫn chưa được nghiên cứu.

Lá Khôi là vị thuốc chữa đau dạ dày dùng trong nhân dân. Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của phân hội đông y Thanh Hóa, dựa trên kinh nghiệm của một vùng dân tộc dùng lá cây này để chữa đau bụng, nhưng bao giờ cũng phối hợp với vị Bồ công anh và Khổ sâm.

Thường được dùng chữa đau dạ dày, chữa sài lở, bổ huyết. Liều dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

  • Liều dùng: 40 – 80g.

10. Bán hạ chế

Bán hạ (Bán hạ chế)
Bán hạ (Bán hạ chế)
  • Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L) Schott

Thuộc họ Ráy ( Araceae)

  • Bộ phận dùng: Thân rễ.
  • Thành phần hóa học có: Nước, chất béo, chất sợi, calci, phosphor, sắt, kalium, thiamin, niacin, caroten, acid folic, iodin, cholin, alcaloid, stigmasteron…
  • Tác dụng dược lý , .
  • Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng: Ức chế sự phân tiết dịch vị, làm giảm độ acid của dịch vị.
  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Ức chế hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm.
  • Tác dụng chống nôn: Bán hạ sống gây nôn nhưng khi chế lại có tác dụng chống nôn.
  • Tác dụng chống ho.
  • Tác dụng giảm đau: Nâng cao ngưỡng kích thích gây đau cho động vật thực nghiệm.
  • Tác dụng giảm co thắt cơ trơn: Ức chế co bóp của ruột do Acetylcholin gây nên, đối với co bóp do Histamin và Barichlorid Bán hạ có tác dụng đối kháng yếu.
  • Tác dụng theo Y học cổ truyền ,
    • Tính vị: Vị cay, tính ấm có độc.
    • Quy kinh: Quy 3 kinh Phế, Tỳ, Vị.
    • Công năng và chủ trị: Giáng nghịch cầm nôn táo thấp hóa đàm, hòa Vị, kiện Vị, tiêu thũng tán kết. Trị các chứng : Đàm thấp, hàn đàm gây động phong, đàm trọc hung tý, Vị hư ẩu thổ, nhậm thần ẩu thổ, chứng kết hung, đau đầu tức ngực, nuốt vướng ở họng.
  • Tiêu tâm phúc hung cách đàm nhiệt mãn kết, khái thấu thương khí, tâm hạ cấp thống, kiên bỉ, thời khí ẩu nghịch, tiêu ung thũng.
  • Trị ho do hàn đàm, ăn sống lạnh làm tổn thương Phế, tiêu hung trung bĩ, cách thượng đàm, trừ hung hàn, hòa Vị khí, táo Tỳ thấp, trị đàm quyết đầu thống, tiêu ung thũng.
    • Liều dùng: 6 – 12g.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận