Xét nghiệm chức năng thận

Bệnh thận - tiết niệu

Thăm dò chức năng lọc của cầu thận

ĐỘ THANH THẢI CREATININ

  • Định nghĩa: độ thanh thải của một chất do thận đào thải là thể tích huyết tương để lọc sạch chất này trong một đơn vị thời gian. Hệ số thanh thải creatinin được tính theo công thức sau:

 

Nồng độ trong nước tiểu (mg/1)

—————————————————  X lưu lượng nước tiểu (ml/phút)

Nồng độ trong huyết tương (mg/1)

  • Nhận định: creatinin nội sinh là chất có nguồn gốc từ creatinin của cơ, do cầu thận lọc. Bình thường thì lượng do ống thận bài tiết rất nhỏ. Do vậy, đo độ thanh thải creatinin là một phương pháp đơn giản và đáng tin cậy để đánh giá sự lọc ở cầu thận. Tuy vậy, xét nghiệm này không giúp nhiều trong việc phát hiện sốm tổn thương thận do các cầu thận lành phì đại để hoạt động bù. Phải mất đi 50 -70% diện tích lọc của cầu thận thì mới làm giảm độ thanh thải creatinin. Ngoài ra, khi lọc ở cầu thận thấp, các ống thận tăng bài tiết nên có thể làm kết quả bị sai lạc.
  • Giá trị bình thường (với diện tích da là 1,73 m2): 100-120 ml/phút. Với phụ nữ, phải nhân kết quả với 0,85. Sau 30 tuổi, cứ 10 tuổi lại trừ đi 6,5ml/phút.
  • Giá trị trong bệnh lý: độ thanh thải creatinin không phát hiện ra được sớm các tổn thương ở thận (do phì đại cầu thận bù trừ), cần phải mất ít nhất 50 -70% thì độ thanh thải creatinin mới bắt đầu bị giảm. Người ta cho rằng cho đến 30 ml/phút thì thận bị suy vừa phải. Giữa 15 và 30 ml/phút thì là suy thận nặng. Giữa 10 và 15 ml/phút thì cần phải lọc máu. Dưới lOml/phút thì độ thanh thải creatinin cho các giá trị cao hơn thực và người ta có thể điều chỉnh bằng độ thanh thải urê. Độ thanh thải urê – ngược lại – đánh giá thấp tình trạng suy thận ở giai đoạn cuối.

– Thực hiện: lấy nước tiểu 24 giờ, sau lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng cho đến cùng giờ sáng hôm sau. Vào giờ đó, lấy máu tĩnh mạch để định lượng creatinin huyết tương. Ghi lượng nưác tiểu thu được (để tính lượng nước tiểu mỗi phút) và gửi 2-3 ml nước tiểu đến phòng xét nghiệm để định lượng creatinin trong nước tiểu.

ĐỘ THANH THẢI INULIN: phương pháp chuẩn để đo mức lọc cầu thận nhưng được dành cho các phòng xét nghiệm chuyên khoa do kỹ thuật khó.

Giá trị bình thường (với diện tích da là 1,73 m2) là 80-160 ml/phút ở nam và 90-140 ml/phút ở nữ.

ĐỘ THANH THẢI EDTA ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BANG CRÔM 51: cho phép đánh giá mức lọc cầu thận mà không cần phải thu nước tiểu. Đây là phương pháp theo dõi suy thận dành cho chuyên khoa.

ĐỊNH LƯỢNG URÊ HUYẾT: bình thường, nồng độ urê trong huyết tương thấp hơn 8,2 mmol/1. Nồng độ urê phụ thuộc vào mức lọc cầu thận, vào lưu lượng nước tiểu, vào sự tạo thành urê từ thoái hoá protid mà mức độ thoái hoá lại phụ thuộc vào sự cung cấp protid. Do vậy, tăng urê huyết vừa phải có thể là do giảm lọc ở cầu thận, hoặc do các yếu tố khác như thiếu nước, mất nước do thuốc lợi niệu hay do chế độ ăn có nhiều protein.

Chi tiết → xem nồng độ urê trong máu.

Thăm dò chức năng ống thận

NGHIỆM PHÁP CÔ ĐẶC VÀ PHA LOÃNG NƯỚC TIÊU: khả năng pha loãng nước tiểu sau khi uống nhiều nước hoặc cô đặc nước tiểu khi bị thiếu nước phụ thuộc phần lớn vào chức năng của ống thận. Trong suy thận, nghiệm pháp hạn chế nước (nhịn uống) là nguy hiểm và không có ích.

NGHIỆM PHÁP VỚI VASOPRESSIN (xem nghiệm pháp này): tiêm vasopressin ngoại sinh gây tác dụng như khi hạn chế nước, tức là làm giảm bài niệu và tăng độ thẩm thấu của nước tiểu.

ĐO TỶ LỆ ĐÀO THẢI NATRI: đo tỷ lệ đào thải natri so với độ thanh thải creatinin cho biết về chức năng của ống thận. Tỷ lệ % đào thải natri được tính theo công thức

(Na nước tiểu / Na huyết tương)

——————————————  x 100

(Creatinin niệu/Creatinin huyết tương)

Tỷ lệ đào thải natri dưới 1% là dấu hiệu tăng nitơ trước thận. Giá trị trên 3% gợi ý có hoại tử ống thận.

ĐỊNH LƯỢNG VẾT LITI: độ thanh thải liti là một chỉ báo tốt về sự tái hấp thu natri ở ống thận. Tuy nhiên, vì đưa liti ngoại sinh vào cơ thể làm rối loạn chức năng của ống thận nên người ta đã dùng phương pháp xác định độ thanh thải của liti bằng cách định lượng liti nội sinh nhờ phép đo quang phổ hấp phụ nguyên tử (được thực hiện tại một số phòng thí nghiệm chuyên khoa). Phương pháp này hữu ích để phát hiện tăng tái hấp thu natri ở ống lượn gần trong cao huyết áp và để chẩn đoán phân biệt suy trước thận với hoại tử ống thận cấp.

NGHIỆM PHÁP ACID HOÁ NƯỚC TlỂU: cho phép xác định khả năng thận làm giảm độ pH của nước tiểu bằng cách đào thải các acid cố định và phân biệt nhiễm acid do ống lượn gần với nhiễm acid do ống lượn xa.

Kỹ thuật .

  • Sau khi đã truyền bicarbonat natri nhiều ngày trước nhằm đưa về bình thường và giữ ổn định nồng độ bicarbonat trong huyết tương, người ta tính tỷ lệ đào thải bicarbonat như cách tính tỷ lệ đào thải natri. Trong công thức tính, bicarbonat thay thế cho natri. Nếu tỷ lệ đào thải bicarbonat vượt quá 10% thì nhiễm acid là do ống lượn gần; nếu dưới 5% thì là do ống lượn xa.
  • Người ta cũng có thể cho uống 0,1 g /kg clorua ammoni hay truyền tĩnh mạch clohydrat arginin; sau đó đo độ pH của nước tiểu, độ acid cố định của nước tiểu, định lượng ammonium và bicarbonat trong nước tiểu.

ĐO LƯU LƯỢNG MÁU THẬN: lưu lượng máu thận là tỷ lệ lưu lượng tim được dành cho hệ mạch của thận (bình thường, tỷ lệ này là từ 1/4 đến 1/5 lưu lượng tim lúc nghỉ ngơi). Có thể xác định lưu lượng máu thận từ độ thanh thải acid para-aminohippuric (PAH) là một chất được thận đào thải hoàn toàn (nếu nồng độ trong máu không quá cao). Độ thanh thải PAH thể hiện lưu lượng máu thận; nếu tính toán có dựa vào hematocrit thì cho biết lưu lượng máu của thận.

Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận