Thận – Giải phẫu và chức năng thận

Bệnh thận - tiết niệu

Giải phẫu

Hai thận nặng chừng 300 g và mỗi thận có khoảng một triệu nephron (đơn vị thận) trong đó 2/3 nằm ở phần vỏ và 1/3 nằm ở vùng cận tủy thận. Mỗi nephron được tạo thành bởi cầu thận với tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi. Các mao mạch của cầu thận được bao bọc bởi bao Bowman; bao này thông với ống lượn gần. Máu mao mạch được ngăn cách với lòng bao Bowman bởi màng lọc cầu thận bao gồm:

  • Lớp tế bào nội mạc của mao mạch
  • Một lớp màng rất mỏng gọi là màng đáy.
  • Lớp tế bào của bao

Cấu trúc này đảm bảo cho quá trình lọc ở cầu thận. Khác với các cơ quan khác, các tiểu động mạch đi của cầu thận tạo ra một hệ thống tiểu động mạch thứ hai quanh ống thận. Khi rời khỏi các ống thận, hệ thống này đổ vào mạng lưới tĩnh mạch để rời khỏi thận. ống thận có phần gần và phần xa, ở giữa là quai Henlé. ống lượn xa đổ vào ống góp dẫn nước tiểu tối các đài thận và bể thận. Các sợi tạo keo, các tế bào kẽ và các mao mạch ở kẽ tạo thành mô kẽ là nơi có thể xảy ra các quá trình bệnh lý.

Lọc ở cầu thận

Màng lọc của cầu thận với 3 lớp (nội mạc mao mạch, màng đáy, biểu mô của bao Bowman), cho nước và các chất hoà tan có trọng lượng phân tử nhỏ đi qua nhưng không cho các phân tử lớn, đặc biệt là các protein huyết tương đi qua. Màng này cho một lượng rất nhỏ albumin đi qua nhưng không cho globulin qua. Thận nhận 25% lưu lượng máu từ tim và thể tích dịch lọc trung bình ở người trong 24 giờ là từ 160 đến 180 lít. Huyết tương được lọc khoảng 60 lần trong một ngày. Khả năng lọc này cho phép đào thải một lượng lớn chất cặn bã nhưng đòi hỏi phải có tái hấp thu ở phía dưới do các ống thận đảm nhiệm. Việc kết hợp khả năng lọc rất lớn của cầu thận với quá trình tái hấp thu có hiệu quả ở ống thận khiến cho cơ thể đảm bảo được một cách chính xác sự hằng định của nội môi.

Lọc ở cầu thận phụ thuộc vào áp suất máu trong các mao mạch tiểu cầu thận, vào áp suất trong bao Bowman và vào lượng protein trong huyết tương. Áp suất máu trong mao mạch phụ thuộc vào huyết áp và vào đường kính của mao mạch đến; đường kính của mao mạch đến lại phụ thuộc vào các catecholamin trong máu và vào hệ thống renin-angiotensin.

Chức năng của ống thận

TÁI HẤP THU Ở ỐNG THẬN

Vận chuyển tích cực: tái hấp thu tích cực qua lớp biểu mô được thực hiện từ lòng ống thận sang máu mao mạch ngược với bậc thang hoá học hay điện học và đòi hỏi tế bào phải mất năng lượng. Natri, glucose, bicarbonat và phosphat được tái hấp thu theo cơ chế tích cực.

Vận chuyển thụ động: một số chất được khuếch tán từ lòng ống thận sang máu mao mạch mà không cần đến năng lượng của tế bào ống thận. Đây là trường hợp của nước và urê.

BÀI TIẾT Ở ỐNG THẬN

Ống thận còn có khả năng làm một số chất hoà tan từ các mao mạch quanh ống thận đi vào lòng ống thận. Các chất chính được bài tiết qua ống thận là các ion H+ , K+ và ammoniac.

ĐIỂU HOÀ CHỨC NĂNG CỦA ỐNG THẬN

Ở ống lượn xa, hormon chống bài niệu (ADH) có vai trò chính trong việc tái hấp thu nước; còn aldosteron điều hoà sự tái hấp thu natri. Sự bài tiết aldosteron phụ thuộc vào hệ thống renin-angiotensin.

Các yếu tố điều hoà

Hệ thống angiotensin-renin-aldosteron: điều hoà chuyển hoá natri và nước, qua đó điểu hoà huyết áp động mạch (chi tiết -* xem tăng aldosteron).

Erythropoietin: là Lormon do nhu mô thận sản xuất, có tác dụng làm tăng sản sinh hồng cầu. Nếu thận bị thiếu máu sẽ sản xuất nhiều Trong trường hợp có một số khối u lành và ác tính, thận đa nang thì có thể có tăng hồng cầu đi kèm.

Peptid của tâm nhĩ gây đào thải natri (cardionatrin, auriculin, “Atrial Natriuretic Peptide” ANP): do các hạt trong sợi cơ tim của tâm thất sản xuất, có tác dụng làm tăng quá trình lọc ở cầu thận và đào thải natri qua nước tiểu, giảm sức đề kháng của mạch (gây giãn mạch), ức chế bài tiết renin, aldosteron và có thể cả ADH. Nồng độ bình thường là < 23 pmol / l hay < 70 ng / l. Khi tâm nhĩ bị giãn thì chất này được giải phóng và làm cho mức làm việc của tim, nhất là trong trường hợp suy tim do chống lại sự hoạt hoá của hệ thống renin-angiotensin- aldosteron, kháng lại hệ giao cảm và sự bài tiết vasopressin, là các yếu tố gây tăng tiền gánh và hậu gánh quá mức. ở người bình thường, peptid này điều hoà các chức năng bài tiết của ống thận theo sự biến đổi của thể tích máu trung tâm. Chất này được tăng bài tiết khi bị suy thận, suy tim và trong các cơn nhịp nhanh nhĩ.

Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận