Điều trị suy thận mạn

Bệnh thận - tiết niệu

Điều trị nguyên nhân

Giải quyết các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn nếu có thể.

Điều trị bằng chế độ ăn

– Chế độ ăn kiêng muối chỉ áp dụng khi có phù, có tăng huyết áp, không khuyên ăn nhạt kéo dài, đặc biệt trong những bệnh lý thải trừ muối nhiều (Thận đa nang)

– Cân bằng nước tùy thuộc vào tình trạng khát, hạn chế nước khi hạ Natri máu.

Đưa Kali vào bình thường, không nên ăn nhiều chuối, chocolate, hoa quả khô…

Đưa kiềm vào cần giữ cho mức kiềm ở 20 – 40mmol/l (uống nước khoáng hoặc Bicarbonat).

Vitamin dùng rau quả ít đạm và không chua như bầu, bí, dưa chuột, xà lách, đu đủ chín…. Khi có thiểu niệu, vô niệu thì bỏ rau quả.

Chế độ năng lượng: 35 – 40 kcalo/kg cân nặng/ngày. Dùng các chất bột ít đạm như khoai tây, khoai sọ…, nên ăn ít cơm do 1 lạng gạo = 7g đạm. Dùng dầu, mỡ, bơ, đường mật để đưa thêm calo và chế biến thức ăn. Bệnh nhân có xơ vữa động mạch hoặc tăng Cholesterol máu thì nên hạn chế mỡ và chất béo xuống khoảng 15g/ngày.

Protein khống chế tùy theo độ suy thận như suy thận độ II là 0,6g/kg/ngày, suy thận độ IIIa là 0,5g/kg cân nặng/ngày, suy thận độ IIIb là 0,4g/kg/ngày, suy thận độ IV là 0,2g/kg cân nặng/ngày.

Điều trị triệu chứng

1* Điều trị các rối loạn điện giải

Kali máu cao

– Nếu K+ < 6,5 mmol/l  hạn chế đưa K+ vào qua đường ăn uống, sử dụng các thuốc như  Kayxalat 1- 3 thìa/ Resincalcio, resinsodio; Calciclorua tĩnh mạch chậm; Glucose 20% + Insulin truyền tĩnh mạch; Bicarbonat 0,14%; 4,2%; 8,4% truyền tĩnh mạch

– Nếu K+ > 6,5 mmol/l, cần lọc máu cấp, lọc màng bụng cấp hoặc thận nhân tạo cấp.

Kali máu thấp cần bổ sung Kali tùy theo mức độ thiếu hụt, có thể bằng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch chậm.

2* Điều trị toan máu trong suy thận mạn có K+ máu cao, có nguy cơ tan máu. Xét nghiệm khí máu đánh giá cân bằng kiềm toan. pH bình thường là toan còn bù bằng tăng thông khí; pH < 7,38  là toan mất bù.

Bình thường các tế bào của cơ thể rất nhạy cảm với các thay đổi pH ngoài tế bào. pH này được duy trì chính xác ở 7,4. Các acid sản xuất ra trong cơ thể bao gồm 2 loại : Acid carbonic H2CO3 bay hơi qua đường hô hấp theo phản ứng : H2CO3 → CO2 + H2O ; Acid cố định : acid phosphoric, sulfuric, lactic là những sản phẩm chuyển hóa, thải trừ qua thận. Phổi có chức năng điều chỉnh PaCO , thận có chức năng hấp thụ hoặc thải trừ Bicarbonat, thải trừ acid dưới dạng phosphat acid hoặc amoniac.Việc định lượng các ion của huyết tương cho biết tình trạng toan máu khi có tăng Kali máu, hạ Kali máu thường kèm theo suy thận cấp chức năng, kiềm chuyển hóa. Ngoài ra, các anion không đo được của huyết tương (còn gọi là khoảng trống anion, trong đó có phosphat, sulfat…) là một dấu hiệu quan trọng có giá trị để biết được tình trạng toan kiềm.

Khoảng trống  = ( ion Na+ + ion K+ ) – (ion HCO3 + ion Cl ) =  mmol/l

Nếu  =  17mmol/l là bình thường. Nếu > 20mmol/l là có tích tụ acid gây toan máu. Toan máu nặng khi pH < 7,2 và/ hoặc Bicarbonat < 10mmol/l. Thiếu hụt NaHCO= 60% × cân nặng × (20 – Bicarbonat máu) = mmol/l cần bù.

3* Điều trị tăng huyết áp duy trì ở mức 130/80mmHg. Có thể phối hợp phác đồ nhiều thuốc, hạn chế muối 2g/ngày, lợi tiểu đường uống hoặc tiêm, thường dùng nhóm lợi tiểu quai ở bệnh nhân CKD.

Thuốc ức chế men chuyển như Coversyl, Renitec… (lưu ý Kali máu), nếu xuất hiện nhiều tác dụng ngoại ý có thể dùng nhóm ức chế thụ thể Angiotensin.

Thuốc chẹn Calci như Nifedipin, Amlor…

Thuốc ức chế Beta như Propranolol…

Thuốc ức chế thần kinh trung ương như Alphamethyldopa

4* Điều trị thiếu máu điều chỉnh các yếu tố tham gia vào thiếu máu như chảy máu, thiếu sắt, thiếu acid folic…

Erythropoietin: 2-3 lần × 50 UI/kg cân nặng/tuần, tiêm dưới da, giữ nồng độ Hb ở mức 10 – 11 g/dl.

Truyền máu nên hạn chế, trường hợp mất máu cấp hoặc thiếu máu nặng mới truyền máu.

5* Điều trị loạn dưỡng xương

Bổ sung Calci: Carbonate canxi 4 – 5g/ngày; Rocaltrol 0,25µg × 1 viên/ngày.

Hạn chế phosphate như hạn chế sữa và phomat, các thuốc chứa thành phần phospho.

6* Điều trị nhiễm trùng nên lựa chọn các kháng sinh không độc cho thận, cần giảm liều theo mức lọc cầu thận.

7* Thuốc khác như bổ sung Vitamin và các acid amin.

8* Lọc máu ngoài thận thận nhân tạo chu kỳ hoặc lọc màng bụng liên tục ngoại trú tùy thuộc vào chỉ định và chống chỉ định của từng trường hợp, cũng như hoàn cảnh kinh tế ở những bệnh nhân này để tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

9* Ghép thận có các nguồn từ người sống, người cùng huyết thống, người không cùng huyết thống. Nguồn từ người mất não, người chết lâm sàng.

Xem thêm:

Suy thận mạn và điều trị suy thận mạn bằng đông y

Phác đồ điều trị Suy thận mạn

Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận