Chẩn đoán và điều trị Viêm cầu thận cấp tính

Bệnh thận - tiết niệu

Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán:

Dựa vào tiêu chuẩn sau:

  • Phù.
  • Đái ra máu đại thể hoặc vi thể.
  • Protein niệu (++).
  • Tăng huyết áp.
  • Xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn vùng họng hoặc ngoài da, ASLO (+); xảy ra ở trẻ em .

Tiêu chuẩn bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu, kết hợp với dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm cầu thận do IgA: bệnh Berger do Berger mô tả 1968; biểu hiện lâm sàng là viêm cầu thận mạn tính, đái ra máu đại thể có tính chất chu kỳ.
  • Đợt bột phát của viêm cầu thận mạn tính tiên phát, cũng có thể bột phát sau nhiễm khuẩn nhưng không có mối liên quan chặt chẽ với nhiễm khuẩn, chỉ cần sốt một vài ngày đã xuất hiện bệnh cảnh của viêm cầu thận. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, không tự hồi phục trong vòng 6 tháng.

Điều trị Viêm cầu thận cấp tính

Chế độ nghỉ ngơi:

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại phòng trong thời gian bệnh tiến triển cho đến lúc protein niệu âm tính. Không làm việc nặng, tránh nhiễm lạnh và tránh bị nhiễm khuẩn thêm (bệnh tái phát với bất kỳ một nhiễm khuẩn nào kể cả nhiễm virut) và không nên tiếp xúc với người nhiễm khuẩn cấp tính có tính lây truyền. Nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, lao động nặng là những yếu tố nguy cơ gây tái phát.

Kháng sinh:

Kháng sinh chống liên cầu khuẩn nhằm mục đích loại nguồn cung cấp kháng nguyên cho sự hình thành phức hợp miễn dịch. Kháng sinh thường dùng là:

Penicillin 2.000.000 đv/ngày, tiêm bắp thịt làm 2 lần (thử phản ứng trước khi tiêm). Penixilin vẫn có hiệu quả với liên cầu khuẩn, vừa kinh tế và hiệu quả. Nếu có phản ứng với penicillin thì có thể dùng:

Rovamycin 3.000.000 đv/ngày (với trẻ em) và 6.000.000 đv/ngày (với người lớn). Hoặc erythromycin 1g/ngày (đối với trẻ em) và 2g/ngày (đối với người lớn).

Điều trị phù:

Phù nhẹ và thường đáp ứng tốt với lợi tiểu furosemid với liều 40 mg ´ 2-3 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống để duy trì lượng nước tiểu trên 1000ml/ngày.

Nếu đáp ứng kém hoặc kèm theo tăng huyết áp kịch phát, kèm theo suy tim cấp tính thì nên cho furosemid tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch 1-2 ống/ngày.

Điều trị tăng huyết áp:

  • Chỉ cần dùng lợi tiểu furosemid, khi bệnh nhân đa niệu thì có thể tự điều chỉnh huyết áp trở về bình thường 110/70 – 120/80
  • Nếu huyết áp vẫn tăng, có thể cho kết hợp với các thuốc ức chế bêta hoặc ức chế Có thể lựa chọn một trong các thuốc sau:

. Tenormin 50-100 mg/ngày.

. Concor 5 mg/ngày.

. Adalat (nifedipin) 10 mg ´ 1-2 v/ngày.

. Plendil 5mg ´ 1 v/ngày.

. Amlor 5mg ´ 1 v/ngày.

Đối với trẻ em, nên dùng 1/2 liều trên hoặc điều chỉnh theo cân nặng.

Điều trị suy thận cấp:

  • Lasix 20 mg ´ 1-2 ống, tiêm tĩnh mạch, tăng liều dần cho đến lúc đáp ứng, duy trì nước tiểu trên 1000

-Truyền dung dịch glucose 30% ´ 300-500 ml + 15 đơn vị insulin nhanh, truyền tĩnh mạch 40 giọt/phút.

  • Dung dịch Nabica 1,25% ´ 250 ml, truyền tĩnh mạch 40 giọt/phút.

Trong điều trị suy thận cấp, cần phải cân bằng lượng nước ra và lượng nước vào để tránh ngộ độc nước. Nếu bệnh nhân không đi lỏng, không nôn thì số lượng dịch cần truyền bằng số lượng nước tiểu + 500-700 ml.

Điều trị dự phòng:

  • Giải quyết các ổ nhiễm khuẩn mạn tính, đặc biệt là những nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng họng; cắt Amydal hốc mủ, điều trị viêm tai giữa…, giải quyết tình trạng chốc đầu, những nốt nhiễm khuẩn sưng tấy làm mủ ngoài
  • Dùng kháng sinh: penicillin chậm 1,2 triệu đv/ngày. Mỗi tháng tiêm bắp thịt một lần, tiêm trong vòng 6 tháng.
  • Không lao động quá mức, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh; đặc biệt là trong 6 tháng đầu.

Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận