Thăm khám động tác đi lại trong triệu chứng thần kinh

Bệnh thần kinh
  • Dáng đi co giật: gặp trong tổn thương bó tháp ở một bên (liệt nửa người) hay ở hai bên (liệt nửa thân). Trong liệt nửa thân, hai đùi và hai đầu gối chụm lại, các bàn chân quắp; chân này đi trước chân kia nhờ sự di động của thân nghiêng sang phải rồi sang trái nhờ xoay nhẹ. Có thể bắt chéo cẳng chân và người ta gọi đó là “dáng đi cắt kéo”. Bệnh nhân sử dụng phần trước đế giầy. Trong liệt nửa người, đùi cứng nhắc và được đưa ra ngoài bởi các cơ của thân và của vùng chậu. Bệnh nhân đi theo lối “cắt cỏ” và phần ngoài của đế giầy bị mòn.
  • Dáng đi chân rũ: gặp trong tổn thương nơron vận động ngoại vi ở một bên hay ở hai bên. Liệt hay liệt nhẹ (bại) cơ mác làm bàn chân không gấp lại được (bàn chân rơi) và mỗi khi bước, bệnh nhân phải nhấc cao cẳng chân để mũi chân khỏi chạm vào mặt đất. Do đó, bệnh nhân làm mòn phần trước và phía ngoài đế giầy. Do đó dáng đi này được gọi là dáng đi nước kiệu.
  • Dáng di loạng choạng hay dáng đi của người bị tabès: gặp trong tổn thương các cột trắng sau, có rối loạn cảm giác sâu (tư thế và cảm giác vận động). Bệnh nhân không biết vị trí của các chi, do đó bước đi ngập ngừng và không đều. Bệnh nhân tăng chân đê bằng cách dạng hai bàn chân, nhấc cao bàn chân rồi để rơi bàn chân xuống, Bệnh nhân nhìn mặt đất để bù cho việc bị mất cảm giác tư thế. Không thể nhắm mắt mà đi được. Bệnh nhân để cả mặt bàn chân chạm đất và thường phải dựa vào 1 hoặc 2 gậy. Đế giầy bị mòn đều.
  • Dáng đi tiểu não: nếu bị tổn thương cả hai bên, dáng đi lẩy bẩy, run rẩy không ổn định, giống như dáng đi của người say rượu. Nếu hội chứng tiểu não là ở một bên, bệnh nhân có xu hướng đi lệch về bên có tổn thương. Trường hợp nhẹ có thể làm rõ qua “đi hình sao” (nhắm mắt đi tới hoặc giật lùi cho thấy có xu hướng đi chệch hướng).
  • Dáng đi loạng choạng-chân rũ: hỗn hợp dáng đi loạng choạng và dáng đi chân rũ; đôi khi gặp trong bệnh xơ cứng rải rác, xơ cứng bán cấp kèm theo và các chèn ép tủy sống từ từ.
  • Dáng đi bước ngắn: gặp trong các hội chứng ngoại tháp và đặc biệt là trong hội chứng Parkinson. Bệnh nhân bước các bước ngắn, nhanh, người nghiêng về phía trước. Bệnh nhân cảm thấy bị mất trọng tâm và tìm cách lấy lại trọng tâm để khỏi bị ngã về phía trước; bởi thế có dáng đi vội vã. Các cánh tay không động đậy và đầu bao giờ cũng chúi về phía trước (-> xem bệnh Parkinson).
  • Dáng di người già: bước đi ngắn, hơi ngập ngừng; nói chung tư thế gấp thể hiện rõ.
  • Mất diều hoà thuỳ trán: nếu bị tổn thương thuỳ trán (mất điều hoà Brun) thì không bị liệt nhưng thường thấy có rối loạn thăng bằng, có dáng đi chậm, ngập ngừng, đôi khi rất khó khăn.
  • Không đứng, không di bình thường được (astasie-abasie): tình trạng hysteria, bệnh nhân không có rối loạn vận động và cảm giác nào ở các chi dưới nhưng không thể đi, đứng được nếu không có người đõ.
  • Cong vặn (camptocormie): tình trạng hysteria, lưng cong, háng gấp lại nhiều hoặc ít và chỉ cử động nếu ở tư thế đứng.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận