Thăm khám các cơ của chi và của thân

Bệnh thần kinh

Chi trên: bảo bệnh nhân bắt tay hay nắm chặt hai bên lực kế. Sau đó quan sát các cơ sau:

CƠ LIÊN CỐT VÀ CƠ GIUN: liệt các cơ này làm cho bàn tay có hình vuốt. Các cơ này gấp các đốt đầu của các ngón tay một cách bình thường nhưng lại làm duỗi các đốt khác. Liệt các cơ này làm đốt thứ nhất duỗi mạnh hơn và làm hai đốt khác gấp lại nhiều hơn do tác dụng đối lập của các cơ duỗi dài và các cơ gấp ngón tay. Các ngón tay cũng bị doãng ra khi bệnh nhân giơ cao cánh tay (dấu hiệu của các cơ liên cốt).

CƠ ĐỐI CHIẾU CỬA NGÓN CÁI: bảo bệnh nhân đưa đầu ngón tay cái chạm vào đầu ngón tay út.

CƠ GẤP NGÓN TAY: bàn tay bệnh nhân để ngửa, bảo bệnh nhân đưa các đầu ngón tay về gần phía cẳng tay.

CƠ DUỖI CỔ TAY: lòng bàn tay úp xuống, người khám nắm lấy cổ tay bệnh nhân và bảo bệnh nhân nhấc bàn tay của mình lên kháng lại trở lực này. cần phải gấp các ngón tay lại để tránh tác dụng của các cơ duỗi dài ngón tay. Có thể bảo bệnh nhân nhấc một vật có trọng lượng nhất định mà không gấp cổ tay. Nếu các cơ này bị liệt thì có hình ảnh bàn tay rơi.

CƠ NGỬA DÀI: cẳng tay đang sấp; bảo bệnh nhân ngửa cẳng tay đồng thời người khám tạo ra một lực kháng lại động tác đó của bệnh nhân. Lúc đó, phần trên của cơ ngửa dài sẽ nổi lên. cần chú ý là cơ ngửa dài có tác dụng gấp cẳng tay về phía cánh tay nhiều hơn là ngửa. Cơ này chỉ có tác dụng ngửa cẳng tay nếu cẳng tay hoàn toàn ở tư thế sấp.

CƠ NHỊ ĐẦU: bảo bệnh nhân gấp cẳng tay vệ cánh tay trong khi có lực kháng lại.

CƠ TAM ĐẦU: bảo bệnh nhân duỗi cẳng tay trong lúc có lực kháng lại

CƠ DELTA: bảo bệnh nhân dạng cánh tay ra ngang, tạo thành góc vuông. Bệnh nhân không thể làm được nếu cơ delta bị liệt.

CƠ NGỰC: các cánh tay đưa cao về phía trước. Bảo bệnh nhân đưa hai cánh tay lại gần nhau trong khi người khám giữ hai cánh tay lại. Quan sát sự co của hai khối cơ.

CƠ RĂNG CUA LỚN: bảo bệnh nhân đẩy chống lại một trở lực ở phía trước. Khi đó sẽ thấy các cơ và các nhánh răng cưa, còn xương bả vai thì vẫn đứng yên. Nếu bị liệt thì góc dưới của xương bả sẽ được nâng cao lên.

CƠ LUNG TO: bảo bệnh nhân chắp hai bàn tay sau lưng; người khám đứng đằng sau bệnh nhân và tạo ra lực cản bệnh nhân thực hiện động tác này. Cũng có thể nắm bệnh nhân ở dưới hai nách và sờ nắn các cơ khi bệnh nhân ho.

CƠ THÂN MÌNH: Các cơ bụng yếu làm bệnh nhân ngồi dậy trên giường một cách khó khăn. Người ta lần lượt quan sát:

CÁC CƠ BỤNG TRÊN: nếu bị liệt sẽ làm rôn bệnh nhân bị lệch khi bệnh nhân nhấc đầu khỏi gốì.

CÁC CƠ BỤNG DUỚI: nếu bị liệt cả hai bên thì rôn sẽ dịch lên phía trên. Nêu chỉ liệt một bên thì rỗh bị lệch sang phía đối diện.

CÁC CƠ LƯNG: bảo bệnh nhân nằm sấp nhấc đầu lên mà không dùng đến tay,

CƠ HOÀNH: liệt cơ hoành gây co vùng thượng vị và hạ sườn chứ không phình ra như bình thường mỗi khi thở. Soi điện quang thấy cơ hoành di động kém, không di động hoặc di động đảo nghịch.

CƠ LIÊN SƯỜN: lồng ngực giãn rộng ít khi hít vào và làm giảm góc sườn, tăng cử động cơ hoành.

CƠ THANG: bảo bệnh nhân nhấc vai lên trong khi người khám ấn vai bệnh nhân xuống. Thăm khám phần dưổi của cơ bằng cách bảo bệnh nhân khép vai lại.

CƠ Ở ĐẦU: xem dây thần kinh sọ.

Chi dưới: khám các cơ bàn chân cũng giống như khám các cơ bàn tay bằng cách tác động lên các cơ tương ứng.

CÁC CƠ DUỖI ĐẦU GỐI HAY CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI: đầu gối đang gấp, bảo bệnh nhân duỗi đầu gôì còn người khám thì tạo lực cản động tác.

CÁC CƠ GẤP ĐẦU GỐI: nhấc cẳng chân bệnh nhân lên khỏi giường và giữ cẳng chân bệnh nhân; bảo bệnh nhân gấp cẳng chân lại trong khi người khám tạo lực cản động tác này.

CÁC CƠ GẤP ĐÙI: bảo bệnh nhân nhá”c cẳng chân khỏi mặt giường mà không gấp đầu gốì,

CÁC CƠ XOAY ĐÙI: bảo bệnh nhân xoay cẳng chân ra ngoài và vào trong trong lúc tạo ra lực cản lại động tác của bệnh nhân.

CÁC CƠ KHÉP: bảo bệnh nhân kẹp chặt nắm tay của người khám để ở giữa hai đùi bệnh nhân.

Bảng 4.2. Giản lược về sự chi phối của dây thần kinh tuỷ

C3-C4 Các cơ gáy, cơ thang.
C4-C5 Các cơ quanh xương bả vai.
C5-C6 Cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước, cơ quạ – cánh tay.
C7-C8 Cơ tam đầu, cơ duỗi cổ tay và ngón tay.
C8-D1 Các cơ ở phần trên của cánh tay và của bàn tay.
D2-D10 Các cơ liên sườn.
D7-D12 Các cơ thành bụng.
D12-L3 Cơ đái chậu, các cơ khép đùi, các cơ mông.
L3-L4 Cơ tứ đầu, cơ cẳng trước.
L5 Phần trước ngoài cẳng chân (các cơ mác bên).
S1 Phần sau cẳng chân, các cơ mông.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận