Hệ thần kinh thực vật

Bệnh thần kinh

Nhắc lại giải phẫu: hệ thần kinh thực vật bao gồm các nơron nằm ngoài hệ thần kinh trung ương (trừ các nơron cảm giác ở các hạch tủy sống). Hệ giao cảm được điều hoà bởi vùng dưới đồi. Hệ phó giao cảm được chia thành hai. phần: phần có nguồn gốc từ thân não, chi phối mặt, cổ, ngực và bụng; phần từ sừng bên của tủy sống cùng (32 đến S5) chi phối các tạng trong ho chậu.

Các chất hoá học trung gian: xung động thần kinh do các sợi thực vật truyền không tác động trực tiếp lên các tạng mà các dây này chi phối mà thông qua các chất hoá học trung gian do các sợi này giải phóng ở các tận cùng thần kinh, tức là các chất hoá học trung gian. Điều này xảy ra ở nơi thần kinh tận cùng tại cơ hay tại tuyến cũng như từ sợi trước hạch sang sợi sau hạch.

Các sợi bài tiết cholin (sợi cholinergic) có tác dụng qua trung gian là chất acetylcholin.

Các sợi bài tiết adrenalin (sợi adrenergic) có tác dụng qua trung gian là một catecholamin.

ACETYLCHOLIN: là chất hoá học trung gian của các nơron trước hạch giao cảm và phó giao cảm, của các nơron sau hạch của phó giao cảm và của các sợi giao cảm chi phối tuyến mồ hôi. Acetylcholin được các nơron phó giao cảm, nơron giao cảm trước hạch tổng hợp từ cholin và acetat. Chất này được dự trữ trong các bọc nhỏ trước synap và được giải phóng khi tế bào bị khử cực.

CÁC CATECHOLAMIN: noradrenalin (norepinephrin) là chất hoá học trung gian của các nơron sau hạch giao cảm. Tuyến tủy thượng thận giải phóng noradrenalin vào máu dưới tác dụng của các sợi cholinergic của hệ giao cảm. Các catecholamin được tổng hợp từ tyrosin, được dự trữ trong các bọc nhỏ của tuyến tủy thượng thận và của tận cùng dây giao cảm; được giải phóng khi các tế bào này bị khử cực.

Rối loạn trương lực thần kinh thực vật: khi các kích thích từ một trong hai hệ thực vật chiếm ưu thế thường xuyên thì có tăng trương lực giao cảm hoặc tăng trương lực phó giao cảm.

CĂN NGUYÊN

  • Tổn thương vùng dưới đồi: vùng dưới đồi kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh thực vật, nhất là về điều nhiệt, cảm giác đói, nhịp ngày đêm, trạng thái thức tỉnh và ham muôn tình dục. Các chức năng này có thể bị rối loạn khi vùng dưới đồi bị tổn thương, nhất là trong các bệnh sau đây:

+ ở trẻ: hội chứng Prader-Willi, hội chứng Kleine-Levin, u sọ hầu.

+ ở người lớn: chấn thương, u thần kinh đệm vùng dưởi đồi, phình động mạch thông trước và xuất huyết dưới khoang nhện.

  • Rối loạn thực vật bẩm sinh: xem Hội chứng Riley-Day.
  • Bệnh thần kinh thực vật tiến triển:bệnh liên quan đến kháng nguyên HLA AW32, tiến triển trong 10-15 năm, dẫn đến các cơ bị cứng và teo, ứ nước tiểu, đồng tử mở không đều, thở rít lúc hít vào và có các cơn ngừng thở, có khi phải mở khí quản.
  • Các nguyên nhân tại trung ương:u sọ hầu, bệnh Chagas, bệnh

Bảng 4.14. Hiệu quả do kích thích các sợi thần kinh thực vật

Cơ QUAN KÍCH THÍCH SỢI ADRENERGIC KÍCH THÍCH SỢI CHOLINERGIC
MẠCH MÁU    
– Mạch cơ vân giãn (beta) Co (alpha) hay Giãn
– Mạch vành giãn (beta) Co (alpha) hay Giãn
– Mạch não Co nhẹ (alpha) Giãn
TIM
– Nhịp xoang Tăng (beta) Giảm
– Dần truyền nhĩ-thất Tăng (beta) Giảm (bloc nhĩ-thất)
– Tâm thất Tăng tính co bóp, tính tự động và tan số các ổ bất thường Giảm
MẮT
– Đồng tử Giãn (alpha) Co
– Cơ thể mi Giãn (beta) Co
PHẾ QUẢN Giãn (beta) Co
ĐƯỜNG MẬT Giãn Co
RUỘT    
– Cơ thành ruột Giãn (alpha, beta) Co
– Bài tiết ức chế (?) Kích thích
BÀNG QUANG
– Cơ thành bàng quang Giãn (beta) Co
– Cơ thắt Co (alpha) Giãn
CƠ QUAN SINH DỤC
– Phụ nữ (tử cung) Tác dụng thay đổi Tác dụng thay đổi
– Nam giới Xuất tinh Cương dương vật
CÁC CƠ QUAN KHÁC
– Lách (bao lách) Co (alpha)
– Gan Phân giải glycogen (beta)
– Tuỵ Bài tiết
– Tuyến nước bọt Tiết nước bọt quánh Tiết nước bọt loãng
– Tuyến nước mắt Bài tiết
– Tuyến thượng thận Bài tiết
  • Các nguyên nhân tại ngoại vi: tiểu đường (xem bệnh thần kinh thực vật do tiểu đường), thoái hoá dạng tinh bột, bệnh rối loạn chuyển hoá porphyrin, thiếu máu Biermer, ngược cơ, nhược năng tuyến giáp, hội chứng Shy-Drager (xem hội chứng này).
  • Ngộ độc: rượu, thuốc chẹn beta, captopril, methyldopa, phenothiazin, barbituric, thuốc chống cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống sốt rét.

TRIỆU CHỨNG

  • Hạ huyết áp ở tư thế đứng (xem thuật ngữ này), mệt mỏi khi thay đổi tư thế.
  • Cảm giác chóng mặt.
  • Hội chứng khô (khô miệng)
  • Rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất, loạn nhịp thất).
  • Rối loạn đồng tử (đồng tử không giãn khi vào tối)
  • Rối loạn tiết mồ hôi (giảm tiết mồ hôi ở chi, tăng tiết mồ hôi ở mặt và ở thân).
  • Rối loạn tiêu hoá (khó nuốt, táo bón hoặc tiêu chảy).
  • Rối loạn niệu-dục (bất lực, bí đái, rọi loạn thần kinh bàng quang).

ĐIỀU TRỊ: điều trị triệu chứng.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận