Đau đầu – triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh thần kinh
  • Đau đầu là cảm giác đau đầu và cảm giác đau này không có sự phân bố theo các vùng của thần kinh
  • Đau đầu là cảm giác rất thường gặp trong thực hành y khoa, là triệu chứng của nhiều bệnh khác

    Triệu chứng của đau đầu Migraine
    Triệu chứng của đau đầu Migraine

I. PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU:

  • Bảng phân loại đau đầu quốc tế lần II – 2004 (ICHP-II: The International Classification of Headache Disorder II Edition 2004) được đánh giá là phân loại tốt nhất hiện nay.
  • Bảng phân loại Đau đầu quốc tế lần II – 2004:

Phần 01: Đau đầu nguyên phát: (không có nguyên nhân khác)

  1. Migraine
  2. Đau đầu dạng căng thẳng
  3. Đau đầu từng cụm
  4. Các đau đầu nguyên phát khác: đau đầu khi gắng sức, đau đầu khi ngủ, đau nửa đầu liên tục.

Phần 02: Đau đầu thứ phát.

  1. Đau đầu sau chấn thương đầu và cổ.
  2. Đau đầu do bệnh mạch máu trong sọ
  3. Đau đầu liên quan bệnh nội sọ khác không do nguyên nhân mạch máu, tăng áp lực nội sọ tự phát, đau đầu sau co giật động kinh.
  4. Đau đầu do thuốc
  5. Đau đầu do nhiễm trùng thần kinh trung ương
  6. Đau đầu do rối loạn cân bằng nội mô: tăng huyết áp, thiếu oxy mô
  7. Đau đầu do bệnh ở cổ, mắt, tai mũi họng
  8. Đau đầu do rối loạn tâm thần.

II.  ĐAU ĐẦU MIGRAINE:

1. ĐẶC ĐIỂM ĐAU ĐẦU MIGRAINE:

  Dấu hiệu báo trước :

Trong vài giờ hoặc một  ngày trước khi có cơn đau đầu, bệnh nhân có các triệu chứng về tâm thần hoặc thần kinh thực vật.

  Tiền triệu:
  • Ám điểm chói sáng
  • Bán manh đồng danh
  • Tê tay và mặt một bên
  • Mất ngôn ngữ thoáng qua
  Đau đầu:
  • Thường một bên đầu
  • Đau theo nhịp mạch
  • Cường độ tăng dần và dữ dội
  • Thời gian 4-72 giờ

Triệu chứng đi kèm: Nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng, chóng mặt

2. ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU MIGRAIN:

a. Điều trị cắt cơn:

Thuốc giảm đau;

Giảm đau chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế thế giới (WHO):

+  Nhóm  Acetaminophen  (Paracetamol,  Efferalgan),  Efferalgan  codein, Paracetamol 0,5g liều từ 1-2viên x 3-4 lần / ngày.

+ Paracetamol 500mg + codein 30mg (Eferalgan- codein) 1-3 viên/ngày

+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5 mg (Ultracet) 1-2 viên x 4 -6 lần/ngày, không quá 8 viên/ ngày

+  Nhóm kháng viêm nonsteroid:

Diclofenac (voltaren…) viên 50mg x 2 viên/ ngày hoặc viên 75mg 1viên / ngày sau ăn no.

Ức chế ưu thế COX 2:

  • Piroxicam 10mg x 2 lần/ngày
  • Etodolac (edosic…) 600-1.200mg/ngày
  • Nabumeton (korum, novidol…) 1 – 2g /ngày

Ức chế chọn lọc COX 2:

  • Celecoxib 200 – 400mg/ngày.
  • Meloxicam(Mobic) 7,5mg x 2 lần/ngày

Thuốc chống nôn: Metoclopramide 10 mg ½ – 1 viên x 3 lần/ ngày giúp tăng tác dụng của thuốc giảm đau thông thường.

Thuốc đặc hiệu Migrain :

Dihydroergotamin (Tamik) 3mg 1viên x 3 lần / ngày

b. Thuốc ngừa cơn:

+ Thuốc ức chế beta:

  • Propranolol 20-80mg/ ngày x 2 lần/ngày
  • Metoprolol 50-100 mg/ ngày x 2 lần/ngày
  • Atenolol 25 – 100 mg/ ngày x 2 lần/ngày

* Lưu ý tác dụng phụ và chống chỉ định của thuốc

+ Thuốc chống trầm cảm: Amitryptylin 10 – 50 mg/ ngày, khởi đầu bằng liều thấp, tăng 10 mg/ 2 tuần cho đến khi kiểm soát được triệu chứng.

+ Thuốc chống động kinh:

  • Topiramate khởi đầu 25 mg uống ban đêm, sau 1-2 tuần tăng 25 -50 mg/ngày : 2 lần/ ngày, liều đích 100 – 200 mg/ ngày (khống quá 500 mg/ngày).
  • Valproate sodium 300 – 000 mg x 2 lần/ngày

+ Thuốc ức chế kênh calcium: Flunarizine 5 mg (<65 tuổi: 2 viên/ ngày, >65 tuổi: 1 viên/ ngày, uống vào buổi tối)

* Các thuốc điều trị dự phòng dùng ít nhất 6 tháng, sau đó giảm liều và ngưng thuốc nếu có thể.

Tránh các yếu tố khởi phát cơn:

  • Tránh các thuốc dãn mạch , thuốc ngừa thai
  • Sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi điều độ
  • Tránh các căng thẳng tâm lý
  • Tránh các thức ăn chứa rượu bia
  • Giới hạn sử dụng cafe

Xem thêm:

Đau đầu Migrain – Chẩn đoán và điều trị

III. ĐAU ĐẦU DẠNG CĂNG THẲNG:

1. Đặc điểm lâm sàng:

  • Cơn đau đầu ầm ĩ kéo dài vài phút đến nhiều ngày.
  • Cảm giác đau như siết chặt, nặng đầu ở cả 2 bên.
  • Đau không theo nhịp mạch
  • Cường độ đau trung bình
  • Không nôn ói nhưng có thể có triệu chứng sợ ánh sáng hoặc tiếng ồn.

2. Điều trị:

  • Thuốc giảm đau:

+  Nhóm  Acetaminophen  (Paracetamol,  Efferalgan),  Efferalgan  codein, Paracetamol 0,5g liều từ 1-2viên x 3-4 lần / ngày.

+ Paracetamol 500mg + codein 30mg (Eferalgan- codein) 1-3 viên/ngày

+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5 mg (Ultracet) 1-2 viên x 4 -6 lần/ngày, không quá 8 viên/ ngày

+  Nhóm kháng viêm nonsteroid:

Diclofenac (voltaren…) viên 50mg x 2 viên/ ngày hoặc viên 75mg 1viên / ngày sau ăn no.

Ức chế ưu thế COX 2:

  • Piroxicam 10mg x 2 lần/ngày
  • Etodolac (edosic…) 600-1.200mg/ngày
  • Nabumeton (korum, novidol…) 1 – 2g /ngày

Ức chế chọn lọc COX 2:

  • Celecoxib 200 – 400mg/ngày.
  • Meloxicam(Mobic) 7,5mg x 2 lần/ngày

Thuốc giãn cơ:

+ Thiocolchicosit (Coltramyl 4 mg): 2 viên x 2 lần/ ngày

+ Mephenesin (Decontractyl): 500 – 1000 mg x 3 lần/ ngày

+ Tolperisone (Mydocalm 50 mg, 150 mg): 50 – 150mg x 3 viên / ngày

+ Eperison (Myonal) 50mg x 3 viên/ ngày

+ Tizanidine 2 – 4 mg x 3 – 4 lần/ ngày

+ Nhóm Benzodiazepin: Diazepam 5 – 15 mg/ ngày, Temazepam 7,5 – 30 mg/ ngày …

– Chống trầm cảm:

+ Amitryptyline 25 – 100 mg/ngày

+ Etifoxine chlorhydrate 50 mg x 3- 4 lần/ ngày

+ Sulpiride ( dogmantin, sulpiride stada…) 50 – 150mg / ngày.

  • Thuốc chống động kinh:

+ Topipramate 100 mg/ ngày

+ Valproate sodium 500 mg/ ngày

  • Không dùng thuốc:
    • Nằm nghỉ yên tỉnh
    • Tránh uống nhiều rượu
    • Tránh căng thẳng.

IV. ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM:

1. Đặc điểm lâm sàng:

  • Cường độ rất dữ dội, đau tập trung một bên hốc mắt, cơn kéo dài 15 – 180 phút nếu không điều trị.
  • Đau đầu phối hợp với ít nhất một trong những triệu chứng sau đây ở phía bên đau:

Sung huyết kết mạc mắt

Chảy nước mắt

Chảy nước mũi

Vã mồ hôi vùng trán và mặt

Phù mi mắt…

2. Điều trị:

  • Điều trị cắt cơn:

Dyhydroergotamin dạng uống: Tamik 3mg uống 1 viên x 3 lần/ ngày.

  • Điều trị ngừa cơn:

Cần tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân hết đau đầu ít nhất 2 tuần, khi ngưng thuốc giảm liều từ từ, tránh ngưng thuốc đột ngột.

  • Nhóm thuốc động kinh:

+ Topipramate 100 mg/ ngày

+ Valproate sodium 500 mg/ ngày

  • Nhóm ức chế kênh calcium: Flunarizine, Verepamil, Nimodipin …
  • Corticosteroide: Prednison 0,5 mg/kg (sử dụng ≤ 3 tuần)
  • Nhóm thuốc Giảm đau:
  • Giảm đau chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế thế giới (WHO):
  • Thuốc giảm đau:

+  Nhóm  Acetaminophen  (Paracetamol,  Efferalgan),  Efferalgan  codein, Paracetamol 0,5g liều từ 1-2viên x 3-4 lần / ngày.

+ Paracetamol 500mg + codein 30mg (Eferalgan- codein) 1-3 viên/ngày

+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5 mg (Ultracet) 1-2 viên x 4 -6 lần/ngày, không quá 8 viên/ ngày

+  Nhóm kháng viêm nonsteroid:

Diclofenac (voltaren…) viên 50mg x 2 viên/ ngày hoặc viên 75mg 1viên / ngày sau ăn no.

Ức chế ưu thế COX 2:

  • Piroxicam 10mg x 2 lần/ngày
  • Etodolac (edosic…) 600-1.200mg/ngày
  • Nabumeton (korum, novidol…) 1 – 2g /ngày

Ức chế chọn lọc COX 2:

  • Celecoxib 200 – 400mg/ngày.
  • Meloxicam(Mobic) 7,5mg x 2 lần/ngày

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận