Đau và điều trị

Bệnh thần kinh

Đau là một cảm giác khó chịu hoặc do kích thích các tận cùng thần kinh ở các tạng hay các vùng nhậy cảm (da, khớp, tạng v.v…), hoặc do tổn thương dây thần kinh ngoại biên hay hệ thần kinh trung ương. Người ta phân biệt:

  • Đau thể xác: do kích thích quá mức các sợi thần kinh cảm giác thân thể và tạng có ở da, khớp, cơ và các mô khác. Kiểu đau này gặp trong trường hợp mô bị khối u hay các khối di căn xâm lấn. Các thuốc giảm đau ngoại biên và các thuốc chống viêm không phải steroid thường có tác dụng.
  • Đau do bệnh thần kinh: do tổn thương dây thần kinh ngoại biên (chèn ép, u thần kinh, đau ở chi ma) hay do tổn thương hệ thần kinh trung ương (chèn ép tuỷ, hội chứng đồi thị) hay tổn thương giao cảm (chứng bỏng buốt).
  • Đau do tâm lý: gặp trong trường hợp không có tổn thương thực thể đủ để giải thích đau; đôi khi có trầm cảm kèm theo (có thể nặng, có ý đồ tự sát) hay có loạn thần kinh chức năng.

Đau cấp tính có các triệu chứng thực vật (nhịp tim nhanh, thở nhanh, toát mồ hôi) và cảm xúc (lo âu). Đau mạn tính là đau kéo dài quá 3-6 tháng, có suy-nhược, mất ngủ, kém ăn và gày sút.

Điều trị

Để điều trị đau, trước hết phải xác định nguyên nhân. Dùng thuốc giảm đau có thể làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân gặp khó khăn; ví dụ như trong các đau bụng cấp. Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau, cần phải làm giảm đau.

Thuốc: các thuốc giảm đau (xem thuốc này) làm giảm hoặc làm hết cảm giác đau mà không làm mất tri giác. Tuỳ theo từng trường hợp cần phải dùng thuốc giảm đau thích hợp với mức độ và kiểu đau; bắt đầu từ các thuốc giảm đau ngoại biên (aspirin, paracetamol, thuốc chống viêm không steroid); nếu không thành công thì chuyển sang dùng thuốc giảm đau có tác dụng trung tâm hay thuốc loại morphin, trước hết dùng thuốc “yếu” (ví dụ, codein) rồi thuốc “mạnh” (morphin và các chất thay thế tổng hợp).

Châm cứu và kích thích điện qua da: các kỹ thuật “ kháng kích thích” này tác động lên hệ thống điều hoà nội sinh cảm giác đau ở hệ thần kinh trung ương; ví dụ: đau sợi cơ.

Phẫu thuật thần kinh chức năng: trong chứng đau mạn tính không thể điều trị nội khoa được, người ta có thể kích thích não, nhất là kích thích các nhân cảm giác đặc hiệu ở đồi thị để điều trị đau do bệnh thần kinh và kích thích chất xám quanh công để điều trị đau thể xác.

Nhiều biện pháp có thể có hiệu quả, ví dụ chườm nóng hay chườm lạnh. Bất động hay liệu pháp vận động, tâm lý liệu pháp cho cá nhân hay theo nhóm v.v…

Quan hệ giữa bệnh nhân với người săn sóc đóng vai trò quan trọng trong điều trị đau. Chăm chú nghe bệnh nhân và hỏi tỉ mỉ về hoàn cảnh cụ thể là một phần của điều trị đau mạn tính, cần chú ý rằng đau là một cảm giác chủ quan phức tạp và ngưỡng đau tuỳ thuộc vào cấu trúc tâm lý và các yếu tố cảm xúc của từng cá thể. Do đó, hiệu ứng placebo (xem thuật ngữ này) có vai trò quan trọng trong điều trị đau và các thuốc có tác dụng giảm đau yếu hoặc không có tác dụng giảm đau có thể có tác dụng rất đáng ngạc nhiên lên đau thực thể cũng như đau cơ năng.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận