Chẩn đoán và điều trị Sa sút trí tuệ người già

Bệnh tâm lý

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Ngày nay, chỉ có một cách để chẩn đoán xác định chứng sa sút trí tuệ là tìm mảng tinh bột và sợi rối trong các tế bào não. Tuy nhiên, để tìm ra nguyên nhân bằng cách này thì người thầy thuốc phải chờ tới khi mổ tử thi sau khi bệnh nhân tử vong. Vì thế, thầy thuốc chỉ có thể chẩn đoán “có thể bị sa sút trí tuệ khi bệnh nhân còn sống.

Chứng sa sút trí tuệ được chẩn đoán khi có từ hai chức năng của não trở lên bị rối loạn. Các rối loạn đó bao gồm:

  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Rối loạn trí nhớ.
  • Dễ xúc động hoặc rối loạn nhân cách.
  • Rối loạn khả năng nhận thức (khả năng tính toán, suy nghĩ trừu tượng, phán đoán, nhận thức về không gian).

Hay quên là triệu chứng xuất hiện đầu tiên trong chứng sa sút trí tuệ. Những triệu chứng khác có thể chỉ được phát hiện ra khi có sự kiểm tra về thần kinh hoặc sử dụng các test kiểm tra nhận thức.

Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già
Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già

Một số công cụ để giúp cho quá trình chẩn đoán bao gồm:

  • Câu hỏi về tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, những vấn đề về sức khỏe trước đây và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Các test kiểm tra trí nhớ, giải quyết vấn đề, sự chú ý, tính toán và ngôn ngữ.
  • Các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch não tủy.
  • Chụp cắt lớp não.

Chẩn đoán phân biệt

Đối với các trường hợp có biểu hiện các triệu chứng giống sa sút trí tuệ, cần kiểm tra kỹ bằng các bài kiểm tra về trí nhớ, nhận thức, các xét nghiệm có liên quan với các bệnh mà thầy thuốc nghi ngờ. Từ đó có thể giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân các triệu chứng của bệnh. Ví dụ: những vấn đề về tuyến giáp, phản ứng thuốc, u não, bệnh mạch não… có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống như chứng sa sút trí tuệ. Trong đó, một số bệnh có thể điều trị khỏi.

Điều trị

Mục đích của việc điều trị là làm giảm và hạn chế tiến triển các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Có thể sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị tại bệnh viện có thể cần thiết trong một thời gian ngắn.

Việc: chăm sóc người bệnh có thế cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

Việc dừng thuốc hoặc thay đổi thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn. Các thuốc góp phần làm cho tình trạng bệnh xấu hơn bao gồm:

  • Các thuốc kháng lại hệ
  • Các thuốc giảm đau.
  • Các thuốc: ức chế thần kinh trung ương.
  • ..

Trong đó, các thuốc giảm đau và các thuốc ức chế thần kinh trung ương có tác dụng ngược lại, người bệnh có cảm giác đau tăng hơn hoặc các kích thích thần kinh nặng lên.

Những nguyên nhân thực thể góp phần gây bệnh cũng phải được điều trị như: các bệnh tim mạch, giảm oxy máu (hyphoxia), các rối loạn của tuyến giáp, thiếu máu. rối loạn dinh dưỡng, nhiễm trùng, và các bệnh tâm thần như trầm cảm.

Những thuốc được dùng trong bệnh này bao gồm:

  • Thuốc chống rối loạn tâm thần (dùng vào buổi tối).
  • Các thuốc ức chế serotonine như: trazodone,

Các thuốc ức chế dopamine: haloperidole, risperidale, olanzapine, clozapine.

  • Các thuốc ức chế men Cholinesterase: donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon) hoặc một loại thuốc mới dùng để điều trị sa sút trí tuệ của bệnh Alzheimer là gaìantamine (Reminyl).
  • Fluoxetine, imipramine, celexa có thể giúp ổn định tính tình của người bệnh.
  • Các thuốc kích thích như methylphemdate có thể làm tăng hoạt động của người bệnh.
  • Vitamin

Chức năng cảm giác phải được đánh giá thường xuyên và cần có đủ các dụng cụ do thính lực, thị lực để theo dõi tình trạng bệnh.

Các hình thức điều trị bằng tâm lý như: tâm lý liệu pháp hoặc điều trị theo nhóm bệnh nhân hiếm khi có tác dụng vì có thể tạo ra tình trạng quá tải đối với sự nhận thức hạn chế ổ những người sa sút trí tuệ.

Bệnh sa sút trí tuệ không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm và nhẹ của bệnh thì các thuốc tacrine (Cognex), donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon) hoặc galantamine (Razadyne, trước đây là Reminyl) có thể ngăn chặn tiến triển của một s<3 triệu chứng trong một thời gian nhất định. Các thuốc khác như memantine (Nameda) hiện nay được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng mặc dù chúng cũng chỉ có tác dụng một cách hạn chế.

Cũng như vậy, một số thuốc có thể kiếm soát các triệu chứng của chứng sa sút.- trí tuệ như: mất ngủ, kích động, de dọa, lo lắng và chán nản cực độ. Việc điều trị các triệu chứng trên thường làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và làm cho họ chăm sóc bản thân dễ dàng hơn.

Bệnh tâm lý
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận