Viêm xương chũm cấp tính

Bệnh tai mũi họng

Biến chứng hiếm hiếm gặp của viêm tai giữa cấp tính có mủ không được điều trị triệt để. Hay gặp nhất là do tụ cầu, đôi khi do phế cầu. Viêm xương chũm có đặc điểm là tai vẫn chảy mủ 2 – 3 tuần sau viêm tai, bị đau khi ấn vào xương chũm, đôi khi vành tai bị vểnh ra và có dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết (tình trạng toàn thân suy sụp, sốt, nhức đầu). Trẻ còn bú bị viêm thông bào xương chũm, có sốt dao động, sút cân nhanh và có dấu hiệu bị nhiễm độc.

X quang cho thấy xương chũm bị mờ, không thấy các thông bào xương chũm.

Hiện ít gặp biến chứng như liệt mặt, hội chứng Gradenigo, tắc mach xoang, áp xe não hoặc áp xe tiểu não.

Điều trị: Kháng sinh phổ rộng; nếu thất bại phải mổ mở hang hoặc cắt bỏ rộng xương chũm. GHI CHÚ – viêm xương chũm mạn tính là biến chứng của viêm tai mạn tính. Viêm thường khu trú ở phần hang, đôi khi bị cả cholesteatôm. Nhỏ kháng sinh tại chỗ; nếu thất bại thì cắt bỏ xương chũm hoặc tái tạo màng nhĩ (xem viêm tai giữa mạn tính).

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận