Viêm tai ngoài cấp tính

Bệnh tai mũi họng

I . ĐẠI CƯƠNG:

Viêm tai ngoài cấp 80% xuất hiện vào mùa hè, thường do môi trường ẩm.

Nguyên nhân do hẹp ống tai, nút ráy tai, lấy ráy tai, bơi lội…

Vi trùng thường gặp: Pseudomonas Aeruginosa (>40%), Staphylococcus, Streptococcus, trực khuẩn Gram âm, nấm …

II.  CHẨN ĐOÁN:

  1. Lâm sàng:

Đau tai, cảm giác đầy tai, nghe kém, chảy dịch

Sốt khi có viêm tai ngoài cấp.

Khám: ống tai nề, đỏ, có ít dịch tiết trong tai, ấn nắp bình tai đau.

  1. Cận lâm sàng: nội soi tai

III ĐIỀU TRỊ:

  • Hút rửa tai
  • Thuốc nhỏ tai: Ciprofloxacin 0,3% collyre, Neomycin collyre, …
  • Kháng sinh toàn thân:

Amoxicillin: 50mg -100mg/ kg x 3/ ngày Amoxicillin + Acid Clavulanic: 50mg /kg x 2/ ngày

Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 uống/ ngày

Cephalosporine:

Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil : 2v x 2 uống/ ngày Thế hệ II: Cefuroxim 0,5g (Zinnat) …1v x 2 uống/ ngày

Thế hệ III : Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2v x 2 uống/ ngày

  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần  cách nhau 6 giờ……..

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  2. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng

Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận