Phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng

Bệnh tai mũi họng
  1. DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

Ung thư vòm mũi họng  còn gọi là N.P.C ( Ung thư vòm mũi họng viết tắt của Naso – Pharyngo –Carcinoma )

NPC đứng hàng đầu trong các ung thư về Tai mũi họng và đầu cổ.

NPC khá phổ biến ở nước ta, vùng Quảng đông Trung Quốc nhưng lại hiếm gặp ở các nước Âu – mỹ.

Về độ tuổi : gặp nhiều ở lứa tuổi 30 – 50. nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ và trẻ em.

Về giới: Tỷ lệ nam nữ tương đương nhau.

Về chẩn đoán: Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí khối  u và triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận nên khó chẩn đoán.

Về tiên lượng: U nằm ở hốc sâu gần nền sọ nên điều trị khó khăn, kết quả hạn chế, tiên lượng xấu.

Về nguyên nhân: Người ta tìm thấy vai trò của virus Epstain – Barr trong Ung thư vòm mũi họng mở hướng tích cực về miễn dịch chẩn đoán và điều trị. Ung thư Ung thư vòm mũi họng ít liên quan tới hút thuốc lá mà liên quan tới tập quán ăn uống các đồ lên men của người vùng đông á.

2.TRIỆU CHỨNG HỌC

2.1 Giai đoạn đầu:  Triệu chứng âm thầm nên khó phát hiện chủ yếu là triệu chứng nhức nửa  đầu từng cơn.

2.2 Giai đoạn điển hình: Khối u còn khu trú ở vòm mũi họng

Triệu chứng đau nhức đầu rõ rệt hơn, đau nhức sâu vùng hố mắt, thái dương.

Triệu chứng đi kèm biểu hiện  phụ thuộc vào vị trí bản chất của khối u

  • Triệu chứng mũi: Ngạt mũi cùng bên với bên đau nhức. Chảy mũi nhầy, sau đó có thể có mủ và có dây máu lẫn trong nhầy mũi.
  • Triệu chứng tai: Cảm giác tức, đút nút trong tai cùng bên đau nhức. ù tai, nghe giảm tiếng trầm do tắc vòi. Có thể gặp viêm tai giữa cùng bên.
  • Triệu chứng miệng: Cử động hàm hạn chế, đưa hàm hai bên khó, nhanh mỏi. Có thể có tê bì vùng miệng mặt do kích thích dây thần kinh V.
  • Triệu chứng hạch: Hạch cổ thường có 1 bên sớm. Hạch điển hình nằm sau góc hàm và trên dãy hạch cảnh. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, cứng, ấn không đau, di động hạn chế, không có viêm quanh hạch.
  • Khám thực thể: Khám mũi trước không mấy khi phát hiện có tổn thương. Soi mũi sau qua gương gián tiếp hoặc nội soi có thể thấy khối u sùi, xung quanh thâm nhiễm ở nóc vòm hay 2 bên loa vòi. Đặc biệt khi chạm vào bằng tay hay que thăm dò có hiện tượng rớm máu.

3 Giai đoạn lan tràn

Toàn thân có biểu hiện gày sút, mất ngủ, thiếu máu hay sốt.

Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào khối u lan theo hướng nào

  • Lan ra trước: biểu hiện các triệu chứng mũi
  • Lan ra 2 bên: biểu hiện ra tai
  • Lan xuống dưới: biểu hiện ở màn hầu, dọc theo trụ Amiđan, biểu hiện khít hàm.
  • Lan lên trên: biểu hiện các triệu chứng tăng áp lưc nội sọ, hội chứng màng não, liệt các dây thần kinh từ dây II đến dây XII tuỳ theo sự xâm lấn của khối u.

    3. CHẨN ĐOÁN :

3.1 Chẩn đoán xác định: Dựa vào xét nghiệm tế bào học.Ung thư Ung thư vòm mũi họng thường là ung thư biểu mô không biệt hoá.

3.2 Chẩn đoán sớm:

Phát hiện ngay khi có nghi ngờ vì giai đoạn này điều trị cho kết quả tốt.

Triệu chứng gợi ý là trên một người bệnh có nhức đầu có các triệu chứng ngạt, chảy mũi một bên có dây máu hoặc ù tai, nghe kém, tắc vòi một bên hoặc có hạch cổ Kutner một bên… cần được gửi đến chuyên khoa để soi mũi sau và làm sinh thiết để chẩn đoán tế bào học.

Hiện nay với huyết thanh miễn dịch chẩn đoán tìm sự hiện diện của vius Epstain – Barr ở người bệnh nghi Ung thư vòm mũi họng cho phép thực hiện hàng loạt người và thực hiện đơn giản ngay khi triệu chứng lâm sàng chưa rõ ràng tuy nhiên xét nghiệm này cũng chưa có giá trị chẩn đoán xác định.

4. ĐIỀU TRỊ:

4.1 Nguyên tắc chung:

Ngưòi bệnh cần được điều trị và theo dõi tại các trung tâm có đủ phương tiện và điều kiện.

Tia xạ là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu người bệnh đến sớm, nhất là với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.

Phẫu thuật ít hiệu quả trừ phẫu thuật nạo vét hạch cổ vẫn  cần thiết

Hoá trị liệu cho kết quả không cao.

Miễn dịch trị liệu: liệu pháp này mới được áp dụng, cho kết quả khả quan hơn.

4.2 Chăm sóc người bệnh Ung thư vòm mũi họng

Chăm sóc người bệnh tia xạ: Người bệnh thường có đau rát vùng tia xạ, khô cổ, nuốt vướng, ăn uống khó

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nạo vét hạch: thay băng hàng ngày, cắt chỉ

Chăm sóc người bệnh có các triệu chứng tai, mũi, thần kinh đi kèm theo

Động viên, hướng dẫn người bệnh ăn uống, sinh hoạt nâng sức đề kháng, nâng cao thể trạng.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận