Điếc đột ngột

Bệnh tai mũi họng

I.  ĐẠI CƯƠNG :

  • Điếc đột ngột (ĐĐN) là 1 cấp cứu nội khoa trong TMH.
  • Chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều tác giả chấp nhận với 4 nguyên nhân sau: do nhiễm vi-rút, co thắt mạch máu tai trong, chấn thương và yếu tố miễn dịch.
  • Điếc đột ngột là hội chứng mất sức nghe thần kinh giác quan (nghe kém tiếp nhận ) tối thiểu ở ba tần số liên tục ở mức độ từ 30db trở lên, xảy ra đột ngột trong vòng 12 giờ.
  • Mức độ nghe kém càng nặng sự phục hồi sức nghe càng kém. Chóng mặt là yếu tố tiên lượng xấu.

II.  CHẨN ĐOÁN:

  1. Lâm sàng:
  • Xảy ra đột ngột thường vào sáng sớm bệnh nhân phát hiện điếc 1 hoặc 2 tai, nghe kém tiến triển nhanh trong vòng 12 giờ. Đôi khi cảm giác nặng tai hoặc ù tai, chóng mặt.
  • Màng nhĩ bình thường.
    1. Cận lâm sàng:
  • Nội soi tai.
  • Thính lực đồ

III.  ĐIỀU TRỊ:

1-Điều trị nội trú:

  • Ngưng các loại thuốc đang sử dụng gây độc cho tai.
  • Thuốc dãn mạch: Piracetam 12g (Nootropyl 12g) truyền tĩnh mạch/ ngày x 7 – 14 ngày.
  • Sibelium 5mg 1 – 2 viên uống buổi tối / ngày.
  • Thuốc Corticoid : Methyl prednisolon 40mg (Solumedrol 40mg) tiêm tĩnh mạch (TTM)

+ Ngày 1,2: Methyl prednisolon 40mg 1lọ x 3 TTM

+ Ngày 3: Methyl prednisolon 40mg 1lọ x 2 TTM

+ Ngày 4,5: Methyl prednisolon 40mg 1lọ TTM

+ Ngày 6,7 : Methyl prednisolon 4mg (Medrol 4mg) 4v x 2 uống

+ Ngày 8 : Methyl prednisolon 4mg (Medrol 4mg) 4v uống

+ Ngày 9,10 : Methyl prednisolon 4mg (Medrol 4mg) 2v uống

  • Thuốc chóng mặt: + Acetyl-DL – Leucine 500mg (Tanganil 500mg) 1v x 3 uống/ ngày

+ Betahistine 16mg (Betaserc 16mg) 1v x 3 uống/ ngày

  • Thuốc điều trị cơ năng: MgB6 1v x 3 uống/ ngày
  • Thuốc kháng Histamine: Loratadin 10mg 1v uống

Ebastin 10mg 1v x 2 uống Fexofenadine 60mg 1v x 2 uống….…

  • Hoặc điều trị theo phác đồ Oxi cao áp +corticoid

2- Điều trị ngoại trú:

  • Thuốc hướng thần kinh: Piracetam 800mg 1v x 3 uống/ ngày
  • Thuốc dãn mạch ngoại biên có thể dùng một trong các thuốc sau:

+ Flunarizine 5mg 2v uống tối

+ Ginkgo biloba 40mg 1v x 3 uống/ ngày

+ Cinnarizin 25mg 1v x 3 uống/ ngày

  • Thuốc trị chóng mặt:

+ Acetyl DL leucine 500mg 1v x 3 uống/ ngày

+ Betahistine 16mg 1v x 3 uống/ ngày

  • Thuốc điều trị chống lo lắng: Magne B6 1v x 2 uống/ ngày
  • Thuốc kháng Histamine: Ebastin, Fexofenadin

IV.  THEO DÕI:

  • Điếc đột ngột đi khám bệnh càng sớm càng tốt:

+ Ngày đầu tiên: Khả năng hồi phục là 70-80%.

+ Sau một tuần: Khả năng hồi phụclà 20-30%.

+ Sau một tháng: Không hồi phục.

  • Kiểm tra thính lực đồ vào ngày thứ 5 và thứ 10 của bệnh.
  • Xuất viện khi giảm chóng mặt, ù tai và sức nghe đạt 20 – 25
  • Sau khi xuất viện cấp toa 5 ngày sau đó tái khám đo lại thính lực đồ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng TPHC
  2. Sudden hearing loss – Neeraj N Mathur, MBBS, MS; Chief Editor: Arlen D Meyers, MD, MBA – Medscap – Mar 13, 2012.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận