Chảy máu mũi

Bệnh tai mũi họng

I.  ĐẠI CƯƠNG

  • Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng.
  • Khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% đến khám chuyên khoa.
  • Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.
  • Mũi được cung cấp máu từ hai hệ thống động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong.
  • Nguyên nhân: 90% vô căn
    1. Tại chỗ:
  • Chấn thương : + Vỡ khối xương hàm trên theo kiểu Lefort 1,2,3, chấn thương tháp mũi

+ Ngoáy mũi , xì mũi , dị vật mũi

+ Phẫu thuật vùng mũi xoang

  • Chất hóa học: cocain , thuốc xịt mũi, ..
  • Khối u: + U ác: carcinom, ung thư vòm …

+ U lành: polype mũi, u nhú đảo ngược. u xơ vòm….

  • Viêm nhiễm tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, trĩ mũi, viêm loét mũi…..
    1. Toàn thân:
  • Bệnh nhiễm khuẩn: sốt xuất huyết, cúm, thương hàn…..
  • Bệnh mạch máu: cao huyết áp, xơ mỡ động mạch.
  • Bệnh lý đông máu: dùng thuốc chống đông, hemophilia, bệnh ác tính về máu, suy
  • Di truyền bẩm sinh.

II.  CHẨN ĐOÁN:

  1. Lâm sàng:

* Đánh giá chảy máu mũi:

  • Chảy ra mũi trước hay mũi sau.
  • Chảy máu ồ ạt hay ít.
  • Chảy máu mũi 1 bên hay 2 bên.

* Đánh giá tình trạng mất máu:

  • Nhẹ: thường chảy ở điểm mạch phía trước, máu đỏ tươi từng giọt.
  • Vừa: máu đỏ tươi chảy thành dòng, có thể xuống họng.
  • Nặng: ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn.
  1. Cận lâm sàng:
  • Công thức máu.
  • Xét nghiệm về yếu tố đông máu: TQ, TCK.
  • Xét nghiệm chức năng gan thận.
  • Nội soi mũi xoang xác định vị trí chảy máu.
  • Chụp XQ, CT scan,
    1. Chẩn đoán phân biệt:
  • Máu chảy từ họng – thanh quản lên mũi như khối u lành hay ác tính gây chảy máu, sau phẫu thuật vùng họng như cắt amiđan…
  • Máu từ phổi qua mũi: lao phổi, u máu.
  • Vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi: xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Vỡ các động mạch tầng giữa đáy sọ như các nhánh của động mạch cảnh trong hoặc chảy từ vòi Eustache do chấn thương tai giữa, vỡ xương đá.

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nguyên tắc điều trị:
    • Hồi sức nâng tổng trạng.
    • Cầm máu.
    • Điều trị nguyên nhân.
  2. Điều trị:

2.1- Cầm máu tại chỗ:

  • Nhẹ: cho bệnh nhân ngồi thẳng cổ hơi gập nhẹ, đè ép cánh mũi 2 bên vào vách ngăn trong 10 phút.
  • Trung bình: nhét mèche mũi trước (spongel, merocel, bóng cao su), thời gian lưu mèche 24– 48 giờ.
  • Nặng: nhét mèche mũi sau, thời gian lưu mèche 48 – 72 giờ.
  • Hoặc cầm máu bằng đốt điện qua nội soi.
  • Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì tiến hành: Thuyên tắc mạch.

Thắt động mạch: động mạch bướm khẩu cái, động mạch sàng, động mạch hàm hoặc động mạch cảnh ngoài.

2.2- Toàn thân:

  • Nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm đầu cao.
  • Truyền dịch nâng tổng trạng.
  • Truyền máu khi có biểu hiện mất máu (Hb <10g/l).
  • Corticoid (nếu không có chống chỉ định) tiêm tĩnh mạch như Methyl prednisolone 40mg (Solu – medrol 40mg), Hydrocortison
  • Thuốc cầm máu: Carbazochrom (Adrenoxyl, Adona), Acid tranexamic 250mg (Examin, Transamin…)…hoặc trực tiếp làm đông máu như Vitamin K

2.3- Thuốc hỗ trợ:

  • Thuốc hạ áp: Nifedipin 20mg , Amlodipin 5mg ….
  • Giảm đau: Paracetamol
  • Kháng dị ứng: Chlopheramin 4mg, Fexofenadin, Ebastine 10mg
  • Kháng sinh (uống hoặc tiêm) khi có nhét mechè:

* Amoxicillin + acid clavulanic: Curam, Augmentin…..

* Cephalosporin – Thế hệ II: Cefuroxim (Zinnat, Biloxim)

– Thế hệ III: Cefotaxim, Cefetamet, Cefixim, Cefpodoxim….

  • Vitamin C 500mg uống hoặc tiêm.

2.4- Điều trị nguyên nhân.

IV.  THEO DÕI:

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và chảy máu.
  • Xuất viện khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.
  • Nội soi mũi xoang kiểm tra trước khi xuất viện và 1 tuần sau xuất viện.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận