Ù tai

Bệnh tai mũi họng

Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lan cận và thường không thể nghe được bởi người khác. Phần lớn U tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp. Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý hoặc với tình trạng nghe tiếng nói, hơi thở của chính bệnh nhân do điếc dẫn truyền, vòi nhĩ dãn rộng.

PHÂN LOẠI Ù TAI

Phân loại theo vị trí tổn thương (Bảng 1), giúp chúng ta khi khám và đánh giá bệnh nhân. Phân loại theo Wegel (1921) va phân loại theo Fowler (1944) tương đối giống nhau và giúp chúng ta định hướng cơ chế bệnh sinh và hướng điều trị, trong cách phân loại này ù tai được chia làm hai loại chính:

Ù tai cơ học

Là các âm thanh thực sự, có nguồn gốc cơ học, xuất phát từ trong tai hay các cơ quan lân cận.

Ù tai thần kinh

Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác.

Ù tai cơ học lại được chia nhỏ thành hai loại là ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác nghe được). Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.

Bảng 1. Phân loại ù tai theo vị trí tổn thương

Ống tai ngoài

Dị vật, ráy tai, nhiễm trùng

U

Chít hẹp ống tai

Viêm ống tai ngoài (cấp, nấm, hoại tử)

Lành tính (u xương, chồi xương)

Ác tính (ung thư biểu mô vẩy, ung thư tế bào đáy) Phần mềm, phần xương Chấn thương

Màng nhĩ
Thủng
Xẹp nhĩ
Tai giữa
Dịch Máu, dịch não tủy, mủ, thanh dịch, nhầy
Xương con Cố định, gián đoạn
U Cholesteatoma, u cuộn cảnh, u cuộn nhĩ, u thần kinh mặt, u
Mạch mạch máu, ung thư biểu mô
Thần kinh cơ Tắc vòi nhĩ Bất thường mạch máu (động mạch cảnh trong, hở xương vịnh cảnh)

Co giật cơ (cơ khẩu cái, cơ căng màng nhĩ, cơ bàn đạp)

Ốc tai
Tất cả các tổn thương ốc tai gây điếc tiếp nhận
Sau ốc tai
Ống tai trong và góc cầu tiểu não U thần kinh thính giác, cholesteatoma, u mạch máu, u thần kinh mặt, u màng não, mạch máu nằm vắt qua thần kinh thính giác
Thần kinh trung ương U, viêm và các tổn thương mạch máu
Các nguyên nhân khác:
Vòi nhĩ dãn rộng
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
Chấn thương đầu
Phình mạch ngoài sọ
Bất thường nối động tĩnh mạch
Tiếng rung tĩnh mạch
Bảng 2. Phân loại ù tai cơ chế
I. Ù tai cơ học
A. Bất thường mạch máu
– Bất thường động tĩnh mạch
– Phình mạch
– Tiếng rung tĩnh mạch
– Hở xương vịnh cảnh
– Còn động mạch bàn đạp
– Hội chứng Eagle
– U cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ
– Cao huyết áp
B. Thần kinh cơ
– Co thắt cơ khẩu cái
– Co thắt cơ bàn đạp
– Co thắt cơ căng màng nhĩ
– Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
C. Nguyên nhân khác
– Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năng vòi
– Viêm nhiễm tại chỗ
II. Ù tai thần kinh
– Ngoại biên
– Ống tai ngoài
– Tai giữa
– Ốc tai
– Trung ương
– Thần kinh thính giác
– Các đường dẫn truyền thần kinh trung ương
– Vỏ não

LÂM SÀNG

Tất cả các yếu tố sau phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng:

Bệnh sử: thời gian khởi phát ù tai, tuổi, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe và tiền đình kèm theo (nghe kém, đầy tai, chóng mặt).

Tính chất ù tai: vị trí (trong đầu, một bên, hai bên), cao độ, âm đơn hay âm phức, kiểu tiếng ù (đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi), cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.

Các triệu chứng kèm theo: chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai.

Khám lâm sàng: khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai (Bảng 4).

Bảng 4. Các cận lâm sàng giúp đánh giá bệnh nhân ù tai

Thính học:

Thính lực

Thính lực lời: ngưỡng nghe và phân biệt lời Các nghiệm pháp đáp ứng thính giác của não: AbR ASSR

Phản xạ âm học cơ hòm nhĩ (phản xạ cơ bàn đạp)

Điện động mắt đồ

Bao gồm cả đường khí và đường xương

Ngưỡng phản xạ và nghiệm pháp mệt mỏi thính giác

Hình ảnh học:

Chụp cắt lớp xương thái dương có và không có cản quang Chụp mạch não đồ

Xét nghiệm huyết học:

Công thức máu Chức năng tuyến giáp

Xác định tình trạng thiếu máu Cường giáp hoặc suy giáp
Tác nhân dị ứng:

Đánh giá tình trạng dị ứng của bệnh nhân

Các chất dị ứng trong khí thở, thức ăn, môi trường sống.
Các nghiệm pháp khác/test glyxerin Đánh giá tăng áp lực mê nhĩ

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phẫu thuật

Nhiều phẫu thuật đã được đề xuất nhằm điều trị ù tai, chủ yếu là các ù tai có nguồn gốc cơ học cũng như các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu – tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền.

Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière.

Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.

Sử dụng hóa chất để phong bế tạm thời hoặc vĩnh viễn thần kinh giao cảm hòm tai như: dùng lidocain, procain, alcohol, ethylmorphine hydrochloride tiêm dưới niêm mạc ụ nhô. Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm được áp dụng khi phong bế tạm thời không hiệu quả.

Điều trị nội khoa

Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính: 1) Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù, 2) Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.

Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, antiadrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin.

Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.

Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.

Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh. Tương tự, chúng ta có thể sử dụng Tegretol, một thuốc chống co giật thường được sử dụng trong điều trị động kinh và đau thần kinh tam thoa,  với  mục  đích tương tự, nhưng phải chú ý phản ứng phụ  gây thiếu máu do suy tủy.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận