Bệnh giang mai tai

Bệnh tai mũi họng
Bệnh giang mai có thể gây ra bệnh tích ở tai suốt trong thời gian biến diễn của nó, bất kỳ là trong thời gian nào. Nhưng tầm quan trọng của từng thời kỳ không đồng đều : giang mai thời kỳ hai và thời kỳ ba có nhiều đặc điểm đáng chú ý hơn giang mai thời kỳ một.

GIANG MAl THỜI kỳ MỘT

Săng giang mai ở vành tai, ở dái tai rất hiếm. Bệnh tích không có gì đặc biệt, nó cũng giống như săng giang mai ở nơi khác, nhưng bệnh có xu hướng biến diễn theo thể giang mai nặng.

Chẩn đoán thường dễ bị nhầm lẫn vì chúng ta không nghĩ đến giang mai.

Kính ultropak sẽ cho thấy ví trùng Treponema pallídum ở vết loct (cạo bờ vét loét rồi bôi lên phim kính).

GlANG MAI THỜI kỳ HAI

Giang mai thời kỳ hai có thể thương tổn tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.

  1. Tai ngoài :

Bệnh tích ở tai ngoài giống như những bệnh tích thông thường ở ngoài da của giang mai thời kỳ hai : nụ sần hoặc loét nông, rỉ nước vàng ở ống tai, ở vành tai. Một đôi khi chúng ta thấy da quá phát biến thành u lồi condylôm bịt kín ống tai và làm cho thầy thuốc nhầm vào viêm ống tai ngoài thông thường.

Phản ứng B.W. Giúp chúng ta chẩn đoán bệnh.

  1. Tai giữa :

Tai giữa có thể bi viêm gián tiếp hoặc trực tiếp.

  1. Trong thể gián tiếp, nhưng bệnh tích giang mai ở mũi hoặc vòm mũi họng làm tắc vòi ơxtasi dẫn đến viêm tai giữa cấp do các vi trùng thông thường. Các triệu chứng không có gì đặc biệt.
  2. Trong thể trực tiếp tai giữa bị viêm do vỉ trùng giang mai. Thương tổn khu trú vừa Ở tai giữa vừa ở mê nhĩ. Bệnh tích Ở tai giữa không nặng : màng nhĩ sung huyết đỏ hoặc có xuất tiết Ở , mặt trong, ít khi bị thủng cháy mủ. Trái lại thương tổn của tai trong làm cho thấy thuốc lo ngại : bệnh nhân điếc kiểu tiếp nhận Ở mức độ cao, Svabach rất ngẩn (dưới 10 giây).

Sự chênh lệch giữa triệu chứng tai giữa và tai trong này làm cho chúng ta nghI đến giang mai tai và yêu cầu thử B.W. Cho bệnh nhân.

  1. Tai trong.

Giang mai trong thời kỳ hai, nhất là thể giang mai nặng, có năng gây ra viêm màng não – dây thần kinh (m ningon vrite) đối với dây thần kinh sọ số VIII. Một đôi khi các dây thần kinh sọ khác như dây số III, Vì, số III, v.V… cũng có thể bị liệt

A) Triệu chứng.

Bệnh bắt đầu xuất hiện ngay trong những tháng đầu của thời kỳ hai.

Đột nhiên bệnh nhân bị ù tai và chóng mặt nhẹ, nhất là khi quay đầu mạnh.

Thính lực giảm nhanh và nhiều.

Soi tai thấy màng nhĩ bình thường.

Khám thính lực bằng âm thoa cho thấy Svabach rất ngắn (dưới 10 giây) rinơ dương tính. Vơbe thiên về tai lành. Bệnh nhân còn nghe được chút ít giọng trầm bằng khí đạo.

Các triệu chứng tiền đình như chóng mặt, động mắt tự phát, nôn mửa, mất thăng bằng… thường chỉ thoáng qua, không tồn tại lâu.

Nghiệm pháp nước lạnh cho thấy rằng tiền đình không trả lời. Trong nghiệm pháp ghế quay, tiền đình còn trả lời nhưng yếu ớt.

Ngoài ra chúng ta còn thấy một số triệu chứng màng não như nhức đầu về ban đêm, cứng gáy nhẹ, tăng phản xạ đầu gối, thay đổi thành phần của nước – não tủy (anbumin và tế bào lympho đều tăng). Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức, điếc có thể tăng lên và trở thành vĩnh viễn. Nếu được điều trị sớm và đúng, điếc có thể bớt đi hoặc tai sẽ hoàn toàn bình phục.

B) Các thể lâm sàng

  • Thể thậm cấp : bệnh xuất hiện một cách hết sức đột ngột và các triệu chứng chóng mặt ù tai, điếc lên đến mức tối đa giống như hội chứng Mênie. Bệnh nhân có thể bị cả hai bệnh cùng một lúc.
  • Thể bán cấp : bệnh diễn biến từ từ, điếc càng tăng dần, không chóng mặt rõ rệt. Svabach rất ngắn.

Tiền đình không trả lời đối với nghiệm pháp nước lạnh nhưng còn trả lời đối với ghế quay.

  • Thể phân ly : thương tổn chỉ khu trú ở ốc tai : bệnh nhân chỉ điếc kiểu tai trong, không có chóng mặt.

Thương tổn khu trú ở tiền đình hoặc ở một bộ phận của tiền đình, thí dụ như ở ống bán khuyên nằm (nghiệm pháp nước lạnh cho thấy rằng thiếu động mắt nằm ở tư thế Bruning l).

  • Thể phối hợp: giang mai tai có thể phối hợp với liệt mặt, liệt nhãn cầu hoặc liệt họng… do thương tổn các dây thần kinh sọ.

GlANG MAl THỜI kỳ BA

Giang mai thời kỳ ba có thể khu trú ở tai ngoàí, tai giữa hoặc tai trong và bệnh tích ở mê nhĩ bao giờ cũng khá nặng.

  1. Tai ngoài.

Bệnh tích ở tai ngoài tương đối hiếm.

Gôn vành tai tiến triển như là viêm màng sụn và cũng đưa đến biến dạng vành tai.

– Viêm xương ống tai ngoài do giang mai thường đưa đến hoại tử xương nhĩ, sẹo hẹp ống tai ngoài.

  1. Tai giữa.

Giang mai có thể gây ra nhiều loại bệnh tích ở tai giữa.

A) Viêm tai giữa thông thường do bệnh tích giang mai ở mũi, ở vòm mũi họng làm tắc vòi ơxtasi.

B)Viêm tai khô giang mai : quá trình xơ hóa phát triển mạnh trong hòm nhĩ, lan vào các cửa sổ gây ra điếc dẫn truyền giống như xốp xơ tai.

C) Viêm xương chũm giang mai :

Thương tổn có thể ở màng xương hoặc ở trong xương.

Viêm màng xương : cốt mạc xương chũm sưng nề, da đỏ và căng mỏng như có apxe (apxe giả hiệu). Bệnh nhân kêu đau nhức sau tai. Màng nhĩ bình thường, thính lực tốt. Đối với thể này, người ta không mổ mà chỉ điều trị bằng thuốc.

Viêm xương : xương chũm bị viêm kiểu gồm.

Trong giai đoạn đầu da vùng sau tai bị sưng phỗng, vành tai bị đẩy dồn về phía trước. Da có thể bình thường, không đỏ, không viêm. Thành ống tai ngoài bị sụp và che gần hết màng nhĩ. Thính lực vẫn tốt.

Về sau gôn vỡ ra, chảy nước vàng và có những mảnh xương mục. Trong thể này người ta chỉ mổ tối thiểu ở xương chũm. .

D) Viêm tai xương chũm mủ ở người bị bệnh giang mai.

Thể địa giang mai có ảnh hưởng xấu đối với viêm tai xương chũm, nó làm cho bệnh kéo dài, dễ bị mục xương. Sau khi mổ, vết thương liền da rất chậm và có xu hướng thành lỗ rò. Thuốc chống giang mai có tác dụng tốt đối với những vết mổ này.

  1. Tai trong.

Khi nói đến giang mai thời kỳ ba ở tai chúng ta hay nghĩ đến viêm thần kinh mê nhĩ (neurolabyrinthite) vì bệnh tích chính của giai đoạn này là ở tai trong.

Viêm thần kinh – mê nhĩ ở đây có phần nào khác với viêm màng não – dây thần kinh của thời kỳ hai.

Bệnh thường xảy ra trong thể giang mai nhẹ, ít triệu chứng. Bệnh nhân không nhức đầu, không chóng mặt. B.W. Có thể âm tính trong máu, nhưng lại dương tính trong nước não tủy, tế bào lymphô trong nước não tủy cũng tăng.

Triệu chứng lâm sàng chính là ù tai và điếc kiểu tai trong, ngày càng tăng với nghiệm pháp Svabach bị rút ngắn. Hiện tượng chóng mặt là thứ yếu .Ít khi thấy động mắt. Màng nhĩ và vòi ơxtasi hoàn toàn bình thường.

Trong viêm thần kinh – mê nhĩ chúng ta ít thấy liệt các dây thần kinh sọ như trong viêm màng não dây thần kinh.

A) Các thể lâm sàng :

Các thể lâm sàng cũng giống như trong viêm màng não – dây thần kinh của thời kỳ hai : thể thậm cấp (điếc đột ngột thể mạn tính (điếc từ từ ngày càng tăng), thể phân ly (điếc đơn thuần).

B) Tiên lượng :

Tiên lượng đây xấu hơn tiên lượng ở thời kỳ hai : viêm thần kinh – mê nhĩ nhạy cảm với thuốc vì thương tổn dây thần kinh số VIII và thương tổn mê nhĩ thành cố tật.

GIANG MAl THỞI kỳ BỐN

Giang mai thời kỳ bốn gây ra bệnh Tabet.

Khi Tabet bắt đấu xuất hiện chúng ta có thể thấy một số hiện tượng bệnh lý ở tai.

  1. Tai ngoài :

Da ống tai bị loét do rối loạn dính dưỡng.

Xương bị bóc trần, bệnh nhân không cảm thấy đau.

  1. Tai giữa:

Viêm tai giữa do rối loạn thần kinh dinh dưỡng, kèm theo rối loạn cảm giác dây thần kinh tam thoa (ở mặt có vùng quá cảm giác và vùng mất cảm giá, leo da,…)

  1. Tai trong :

Viêm thần kinh – mê nhĩ xảy ra ở giai đoạn tiền thất điều (période pré-ataxique).

Bệnh nhân vừa bị điếc kiểu tai trong vừa có triệu chứng tiền đình. Các triệu chứng mất thăng bằng ở đây rất phức tạp vì bên cạnh những triệu chứng thuộc vế dãy thần kinh số VIII còn có những triệu chứng thuộc về Tabet.

Ở một bệnh nhân đã bị giang mai từ lâu (vài chục năm về trước) sự xuất hiện của viêm thần kinh-mê nhĩ và mất thăng bằng làm cho chúng ta nghĩ đến

Tabet đang bắt đầu và tìm hai triệu chứng chính của bệnh : mất các phản xạ và triệu chứng Acghin – Robcxon (Argyll – Robcrtson), tức là mất phản xạ đồng tử đối với ánh sáng nhưng còn phản xạ đôi với điều tiết xa gần của mắt.

GIANG MAl BẨM SlNH

Có hai thể giang mai bẩm sinh : giang mai bẩm sinh sớm, thấy ở nhũ nhĩ, ở trẻ em nhỏ và giang mai bẩm sinh sinh muộn, thấy ở trẻ em lớn, hoặc thiếu niên.

GlANG MAI BÂM SINH SỚM

Giang mai bẩm sinh sớm gây ra hai loại thương tổn : thương tổn loạn dưỡng và thương tổn đặc hiệu :

  1. Thương tổn loạn dưỡng là những dị hình ở tai như : thiếu vành tai, thiếu ống tai ngoài, thiếu tai giữa, thiếu tai trong…

Những dị hình này không phải hoàn toàn do giang mai, mà một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra.

  1. Thương tổn đặc hiệu :

Ở tai ngoài, chúng ta có thể thấy ban giang mai, nhất là ở trẻ sơ sinh.

Ở tai giữa người ta có tả bệnh viêm lai mủ do giang mai bẩm sinh ở trẻ em nhỏ trong đó bệnh tích lan rộng cả tai giữa và tai trong làm cho em bé bị điếc rất sớm. Và như chúng ta biết, nếu em b  không nghe được thì nó sẽ không nói được. Bệnh biến diễn không có triệu chứng toàn thân (không sốt, không rối loạn tiêu hóa…) và không nhạy cảm với những phương pháp điều trị thông thường.

Ở tai trong : giang mai có thể làm hỏng cơ quan Cocti, hạch xoắn ốc, mê nhĩ mềm, dây thần kinh số VIII lúc còn trong bào thai hoặc sau khi ra đời. Kết quả là các bộ phận này biến thành khối xơ vô dụng và em bé bị câm-điếc. Chúng ta chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi tiền sử gia đình (sẩy thai, đẻ non, con chết nhỏ tuổi liên tục…), tìm các triệu chứng khác của giang mai bẩm sinh (pemphigut, ban giang mai, mảng niêm mạc, gan to, lách to, kiệt dinh dưỡng, viêm mũi giang mai…) và thử B.W. Người mẹ.

GIANG MAI BẨM SINH MUỘN

Giang mai bẩm sinh muộn là một nguyên nhân phổ biến của điếc ở trẻ em lớn và thiếu niên.

Bệnh tích chủ yếu là ở mê nhĩ và có một bệnh cảnh lâm sàng khá đặc biệt : hội chứng

Hutchinson gồm có viêm giác mạc kẽ, biến dạng răng và điếc

Bệnh nhân thường là trẻ em vào khoảng sáu đến mười lăm tuổi. Bệnh có thể biến diễn đột ngột : em bé bị ù tai trong vòng vài giờ hoặc vài ngày rồi điếc.

Hoặc bệnh biến diễn từng đợt cách nhau vài tháng hoặc vài năm, mỗi đợt một nặng thêm và cuối cùng đưa đến điếc đặc.

Hai tai không điếc đồng đều nhau : thường bên bị điếc trước nặng hơn bên bi điếc sau.

Điều này không gây ra câm, vì đây là những em bé trên sáu bảy tuổi, đã biết nói rồi. Tuy vậy cách nói, giọng nói và sự học bành của em bé có bị ảnh hưởng nhiều : vốn danh từ bị hạn chế nói năng cục mịch, vẽ mặt ngây ngố.

Rối loạn tiền đình không quan trọng lắm : ít khi bệnh nhân kêu chóng mặt, không có mất thăng bằng, không có đống mất.

Một đôi khi bệnh nhân kêu nhức đầu, không học hành hoặc lao động được.

Khám tai chúng ta thấy màng nhĩ bình thường trong 50% số trường hợp số còn lại là màng nhĩ đục hoặc dày, không thủng.

Khám thính lực cho thấy rằng bệnh nhân bị điếc đặc kiểu dẫn truyền : khi đạo mất nhiều, cốt đạo mất ít, Rinơ âm tính, Vơbe thiên về tai điếc nhẹ, đường cốt đạo tương đối và đường cốt đạo tuyệt đối chồng lên nhau.

Những nghiệm pháp tiền đình cho chúng ta thấy sự thay đổi khá đặc biệt : nghiệm pháp nước lạnh cho kết quá gần như bình thường, trái lại nghiệm pháp góc quay không kích thích được tiền đình. Về sau khi bệnh đã thật nặng rồi thì cả hai nghiệm pháp này đều không làm cho mê nhĩ trả lời được.

Đối với dòng điện một chiều tiền đình cũng trả lời một cách khác thường : có động mắt nhưng không nghiêng đầu.

Ngoài ra chúng ta còn phát hiện triệu chứng Henơbe (Hennebert) bằng cách dùng spêculum Siccglơ bơm n n không khí vào ống tai ngoài và gây ra động mắt đáp về phía đối diện (trong triệu chứng lỗ dò Lukê, động mắt đập về bên tai bị bơm không khí).

Động mất có thể thuộc về loại ngang hoặc quay hoặc chéo. Một đôi khi động mắt được thay thế bằng động tác giật chậm nhãn cầu về phía tai bị bơm không Sau đó chúng ta tìm các triệu chứng khác như viêm giác mạc kẽ, dị dạng ở răng và làm phản ứng B.W. Hoặc Nensơn (Nclson). Nên nhớ rằng phản ứng B.W.

Có thể âm tính trong giang mai bẩm sinh.

Tiên lượng của giang mai bẩm sinh xấu. Chức năng nghe sẽ không hồi phục lại được mặc dù có điều trị.

Chẩn đoán bệnh phải dựa vào hội chứng Hutchinson, bệnh tích giác mạc thường có mặt trong giang mai bẩm sinh có thương tổn tai.

ĐIỀU TRỊ GlANG MAI TAI

Thầy thuốc Tai Mũi Họng cần phối hợp với chuyên khoa Da liễu để điều trị giang mai. Tùy theo thời kỳ của giang mai, cách điều trị có khác nhau

  1. Giang mai thời kỳ một :

Điều trị bằng pennicelin 15 triệu đơn vị trong 15 ngày phối hợp với bitmut (iodo-bismuthate de quimne hoặc campho-carbonatc de bismuth ống 2ml), mỗi tuần lễ hai lần tiêm vào bắp thịt. Tổng số 15 ống.

Sau đó phải tiêm lại nhiều đợt bitmut nữa. Thời gian điều trị là ba năm.

Thuốc có chất asen (novarsénobcnzol) rất công hiệu đối với giang mai nhưng nguy hiểm nên người ta ít dùng.

  1. Giang mai thời kỳ hai:

Cần phải điều trị thật mạnh và nhanh như trong thời kỳ một : penixilin và bitmut hoặc asen và bitmut. Người ta hay dùng loại asen hóa trị năm (ac tylarsan) ít nguy hiểm như novarsénobenzol.

Phải điều trị làm nhiều đợt. Thời gian điều trị là ba năm hoặc năm năm tùy theo thể bệnh.

  1. Giang mai thời kỳ ba :

Tác dụng của thuốc đối với điếc không rõ rệt, nhưng vẫn phải điều trị để phòng ngừa những thương tổn ở chỗ khác do giang mai gây ra .Nên tiêm xen kẽ những đợt bimut với đợt thủy ngân ( xyanua thủy ngân ống 1cg)chúng ta cũ nên cho uống thêm iodua kali (một ngày 2g).

  1. Giang mai bẩm sinh :

Đối vớ trẻ em nhỏ : tiêm sunfasenon (sulfasénol) vào bắp thịt, cho uống lactat thủy ngân 1% XV giọt hoặc dung dịch Van Svieten (Van Swieten) XII giọt cho một kilôgam cơ thể trong 24 giờ, hoặc xoa thuốc bôi mỡ thủy ngân (onguent napolitain).

Đối vớ trễ em lớn tiêm axetylarsan vào dưới da, tiêm bitmut, cho uống sirô Gibert tức là diiodua thủy ngân (mỗi tuổi uống một phần ba thìa càfê).

  1. Tai biến do thuốc :

A) Phản ứng Hecxhême (Herxhelmer) :

Phản ứng do dùng thuốc có chất asen : sau khi tiêm thuốc bệnh nhân có triệu chứng màng não (nhức đầu, cứng gáy…) liệt một số đầy thần kinh sọ. Đổng thời ở ngoài da có những nốt mẩn xuất hiện.

Những hiện tượng này sẽ tự khỏi, không cần phải ngừng thuốc.

B) Tái phát thần kinh :

Sau khi tiêm một đợt thuốc, bệnh nhân bị bại liệt một số dây thần kinh.

Đây là một hiện tượng bệnh lý do giang mai chưa được dẹp tắt chứ không phải tại thuốc. Chúng ta phải thay thuốc và dùng liều lượng mạnh.

C) Nhiễm độc :

Thường thấy trong khi điều trị bằng chất asen (novarsénobenzol) liều lượng quá cao và kéo dài. Bệnh nhân kêu ù tai và điếc tăng lên. Nếu chúng ta nghĩ thuốc hoặc thay thuốc khác thì tượng này sẽ hết.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận