Áp xe quanh họng và ở cổ do tai

Bệnh tai mũi họng
Những biến chứng ở cổ và ở họng do viêm tai thường xuất hiện muộn có khi ổ viêm ở tai đã gần khỏi rồi mà biến chứng mới bắt đầu.Do chúng ta hay tập trung lưu ý ở cổ mà bỏ sót nguyên nhân gây bệnh ở ta.

ĐẠI CƯƠNG .

  1. Nguyên nhân :

Nguyên nhân gây bệnh thường là viêm tai cấp tính hoặc viêm xương chũm ngoài cũng có thể gây ra viêm tấy hạch ở cổ.

  1. Bệnh sinh :

Quá trình viêm nhiễm đi từ tai xuống họng và cổ bằng một trong ba lối sau đây :

A) Đường bạch huyết: thường thấy ở trẻ em bị viêm ống tai ngoài.

Bệnh nhân bị viêm tấy hạch ở cổ hoặc hạch tuyến mang ti hoặc hạch sau tai.

B) Đường tĩnh mạch: thường thấy trong viêm tai xương chũm có kèm theo viêm nghẽn ở vịnh cảnh hoặc ở tĩnh mạch cảnh. Hạch và tổ chức liên kết ở máng cảnh bị viêm và có khi biến thành viêm tấy

C) Đường xương : là lối phổ biến.

Quá trình viêm lan từ sào bào và các tế bào chũm xuống mặt dưới xương chũm (tam giác cảnh nhĩ thân của Mouret, tam giác mỏm của Bezold và từ mặt này xuống tổ chức liên kết ở cổ gây ra các thể lâm sàng Murê hoặc Bezon mà chúng tôi đã trình bày ở phần viêm xương chũm. Quá trình viêm cũng có thể xuất phát từ apxe ngoài màng cứng, tiến về phía nền sọ. Mủ sẽ đổ vào tổ chức liên kết cổ qua lỗ rách sau hoặc qua lỗ rò xương chũm.

TRIỆU CHỨNG .

  1. Apxe bên cạnh họng :

Mủ đi từ xương đá hoặc mỏm xương chũm hoặc tam giác cánh nhị thân Murê đổ vào khoảng sau trâm (khoảng dưới tuyến mang tai sau của Sêbilô).

Trong giai đoạn đầu chúng ta chỉ thấy có chảy mủ tai và triệu chứng toàn thân như sốt dao động, bộ mặt nhiễm trùng, toàn thân suy sụp. Những triệu chứng đó làm cho chúng ta nghĩ đến một ổ viêm mủ ở sâu.

Sang giai đoạn toàn phát có triệu chứng nuốt đau, nhai đau, quay cổ khó, tiếng nói thay đổi âm sắc (nới như người ngậm kẹo trong miệng). Sờ vào cổ bệnh nhân kêu đau ở máng cảnh, ít khi có hiện tượng đóng bánh. Khám họng chúng ta thấy thành bên họng nổi phổng về phía trong, amydan và trụ sau cũng bị đẩy dồn về phía trong. Một đôi khi khối sưng lan xuống đến hạ – họng và gây ra khó thở.

Ngón tay sờ vào khối sưng có cảm giác căng.

Tiên lượng của apxe này tốt : sau khi giải quyết ổ viêm và chích rạch họng, apxe se khỏi, không để lại di chứng.

  1. Apxe thành họng :

Mủ xuất phát từ ổ viêm ở mỏm xương đá, đổ vào thành họng, giữa niêm mạc và lớp cân chung quanh họng. Túi mủ thường khu trú vào những điểm sau đây : loa vòi ơxtasi, màn hầu, nóc vòm.

Apxe lao vòi ơxtasi : bệnh nhân kêu nhức tai, ù tai, đau họng. Thành họng ở sau màn hầu sưng phòng.

Apxe màn hầu : nửa bên màng hầu bị sưng phồng và xệ xuống, lưỡi gà bi Phù nề, trụ trước bị nhâm nhiễm. Bệnh nhân nuốt đau, nói giọng mũi hở, uống nước hay sặc lên mũi.

Apxe nóc vòm : túi mủ khu trú ở sau cửa mũi sau làm cho bệnh nhân tắc mũi, nới giọng mũi kín. Soi mũi sau thấy một khối u tròn, nhẫn, đỏ che gần hết vòm mũi họng. Ngón tay sở có cảm giác căng mọng.

  1. Apxe ở vùng cổ :

Viêm nghẽn xoang tĩnh mạch bên hoặc vịnh cảnh thường hay gây ra viêm tấy máng cảnh. Riêng đối vớ túi mủ chung quanh xoang tĩnh mạch bên, nó có thể thoát qua lỗ rách sau và chảy xuống cổ gây ra apxe cổ. Nhưng bên cạnh những nguvên nhân này phải nói rằng, đại đa số các túi mủ ở cổ đều do viêm xương ở mặt dướí của xương chũm mà ra.

Triệu chứng không có gì đặc biệt.

Trong thể Bezon (Bezold) vùng sau tai có vẻ bình thường, vùng bên cạnh cổ sưng phồng, đầu trên và bờ sau của cơ ức đòn chũm sưng đỏ, da bị thâm nhiễm va đau. Quay cổ có khó khăn .

Trong thể Bezon giả hiệu, mủ chỉ khu trú ở mỏm chũm gây ra hiện tượng đóng bánh và viêm cơ ức đòn chũm: Bệnh nhân thường bị vẹo cổ hoặc quay cổ rất khó khăn.

Trong thể viêm tấy máng cảnh, túi mủ thường xuất hiện ở bờ trước cơ ức đòn chũm. Trong thể viêm xương chũm sau dưới, mủ thường đổ về phía dưới chẩm và vùng gáy tạo thành một túi mủ lùng nhùng dưới da đầu.

ĐIỀU TRỊ

Đối với viêm hạch chúng ta có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc văcxin (propidon) và có khi phải chích apxe.

Đối với túi mủ ổ viêm xương hoặc viêm tĩnh mạch chúng ta phải giải quyết Ổ viêm (phẫu thuật nạo xương chũm, mở sào bào thượng nhĩ, kho t rỗng đá chũm…) và rạch da ở cổ để dẫn lưu mủ. Trong trường hợp apxe thành họng chúng ta phải chích rạch trong họng để tháo mủ.

Kháng sinh ở đây chỉ có tác dụng tốt sau khi phẫu thuật.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận