Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính

Bệnh răng hàm mặt

I.   ĐỊNH NGHĨA

Viêm tuyến nước bọt mạn tính là loại viêm tuyến nước bọt thường gặp ở người lớn do nhiều nguyên nhân,hay gặp nhất là do vi khuẩn.

II.    NGUYÊN NHÂN

  • Vi khuẩn
  • Sỏi tuyến mang
  • Bệnh có thể được coi là biến chứng của những tổn thương tái phát do phản xạ, dị ứng, nội tiết của tuyến nước bọt.
  • Do những thâm nhiễm nguyên thủy tuyến mang tai của hội chứng Sjogren.

III.     CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.

Lâm sàng

  • Ngoài miệng
    • Thường chỉ biểu hiện khi có đợt bán cấp: sưng, tức tuyến mang tai 1 hoặc cả 2 bên, đau nhiều.
    • Giữa 2 đợt sưng, tuyến mang tai chỉ hơi to hơn bình thường, sờ chắc, không đau.
  • Bệnh nhân chủ yếu thấy khó chịu nhất là lúc sáng dậy , nước bọt hơi mặn trong miệng.
  • Tình trạng trên kéo dài khoảng 1 – 2 tuầ n, có điều trị hay không cũng hết dần.

Sau vài tháng sưng đau trở lại. b.Trong miệng

  • Lỗ ống Stenon sưng đỏ.
  • Xoa nắn tuyến có mủ loãng hoặc những sợi nhầy mủ , chứa phế cầu, tụ cầu và liên cầu khuẩn chảy theo lỗ ống Stenon vào miệng

Cận lâm sàng

Hình ảnh Xquang có tiêm thuốc cản quang

  • Ống Stenon giãn to, đường kính không đều, chỗ phình, chỗ chít hẹp.
  • Những ống nhỏ trong nhu mô có thể thấy rõ , có những ổ đọng thuốc trong nang tuyến phình ra.

2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị): dựa vào dấu hiệu không có mủ chảy ra ở lỗ ống Stenon và tính chất dịch tễ.

IV.     ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Nâng cao thể trạng
  • Chống bội nhiễm
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

Điều trị cụ thể

  • Điều trị nội khoa:

Chỉ định: Khi tuyến chưa xơ hóa.

Điều trị bằng cách bơm rửa tuyến bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, nước muối sinh lý.

  • Điều trị ngoại khoa

Chỉ định: Khi tuyến xơ hóa, không còn chức năng.

Điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến mang tai, bảo tồn thần kinh

– Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+ Rạch da theo đường Redon vùng mang tai.

+  Bóc tách bộc lộ thần kinh VII.

+  Cắt toàn bộ tuyến mang tai.

+ Kiểm soát vùng phẫu thuật

+ Đặt dẫn lưu kín.

+  Khâu phục hồi.

+ Kháng sinh.

V.  TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu phát hiện sớm, điều trị nội khoa sẽ cho kết quả tốt.

  1. Biến chứng
  • Áp xe tuyến mang tai
  • Viêm tấy lan tỏa

VI.     PHÒNG BỆNH

Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện viêm tuyến mang tai sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Tôi bị sưng hai bên tai nhưng một bên sung to hơn nhìn rất xấu, không cảm thấy đau chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, muốn chữa trị cần sự tư vấn! xin cảm ơn!

    Reply
    1. Author

      những câu hỏi như bạn rất khó để trả lời do không biết được vị trí cũng như mô tả không cụ thể, điều cần thiết bạn cần đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó mới có phương pháp điều trị.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận