Gãy xương gò má cung tiếp

Bệnh răng hàm mặt

I.   ĐỊNH NGHĨA

Gãy xương gò má cung tiếp là tình trạng tổn thương gãy, gián đoạn xương gò má cung tiếp.

II.    NGUYÊN NHÂN

  • Tai nạn giao thông.
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn sinh hoạt…

III.     CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán xác định
  • Lâm sàng

Sưng nề, biến dạng mặt

Tụ máu quanh hốc mắt bên chấn thương.

Ấn có điểm đau chói tương ứng điểm gãy.

Sờ thấy dấu hiệu bậc thang, mất liên tục tại vị trí tương ứng điểm gãy.

Há miệng hạn chế.

Khớp cắn đúng.

Có thể có dấu hiệu tê môi trên bên gãy.

Có thể có dấu hiệu song thị.

  • Cận lâm sàng

X quang: Phim Hirtz, Blondeau, CT Scanner, Conebeam CT. Thấy có hình ảnh đường gãy và mức độ di lệch xương.

  1. Chẩn đoán phân biệt

Gãy xương gò má cung tiếp luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đóan phân biệt.

IV.     ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Nắn chỉnh lại xương gãy.

Cố định xương gãy.

Ngăn ngừa các biến chứng xảy

Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

  1. Điều trị cụ thể

Tùy từng trường hợp có thể điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

a. Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật

  • Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh đưa các phần xương gãy về đúng vị trí giải phẫu
  • Áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch

b. Điều trị phẫu thuật

  • Áp dụng với các trường hợp gãy di lệch
  • Điều trị

+  Rạch da và niêm mạc.

+ Bộc lộ các đầu xương gãy.

+ Kiểm soát và nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít.

+ Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

+ Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu được điều trị kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ phục hồi đầy đủ chức năng và thẩm mỹ của mặt.

  1. Biến chứng
    • Mất cảm giác ở vùng dây thần kinh dưới ổ mắt chi phối
    • Viêm xoang hàm.

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Các biện pháp đề phòng tai nạn giao thông.
  • Có các phương tiện bảo hộ trong lao động và sinh hoạt

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. tôi bị vỡ xương gò má cung tiếp cách đây hai năm và mổ lấy nẹp cách đây hơn một năm, lần thứ hai mổ thì tôi bị dị ứng kháng sinh cho nên không dùng được thuống kháng sinh và phù nề. hiện các vết sẹo khá mờ nhưng cơ mặt không còn được linh hoạt và vẫn xưng lên như bọng má. có cách nào để giảm bọng má đó hay không

    Reply

Hỏi đáp - bình luận