Dính khớp thái dương hàm

Bệnh răng hàm mặt

I.   ĐỊNH NGHĨA

Dính khớp thái dương hàm là tình trạng hạn chế hoặc mất vận động của khớp do sự xơ hóa, vôi hóa các thành phần của khớp như lồi cầu, ổ chảo, hõm khớp, dây chằng ngoài bao khớp.

II.    NGUYÊN NHÂN

– Chấn thương

+  Tai nạn giao thông.

+  Tai nạn lao động.

+  Tai nạn sinh hoạt…

  • Rối loạn sự phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hay giảm phát.
  • Viêm khớp thái dương hàm.
  • Viêm tuyến mang tai, biến chứng của viêm tai giữa…

III.     CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng

Toàn thân thể trạng gầy yếu do hạn chế há miệng ăn nhai kém

Ăn uống khó.

Mặt ở tư thế thẳng mặt bất cân xứng cằm lệch về một bên, giảm phát tầng dưới mặt

Mặt ở tư thế nghiêng cằm tụt ra sau (dấu hiệu cằm mỏ chim).

Hạn chế há miệng. Tùy mức độ dính có thể hạn mức độ há miệng từ 1 tới 2 cm hay khít hàm hoàn toàn.

Sờ khớp thái dương hàm thấy lồi cầu hạn chế vận động hoặc thành khối dính với cung tiếp không vận động

Khớp cắn sâu.

  • Cận lâm sàng

X quang: Panorama, mặt thẳng, CT scanner, Conebeam CT. Có hình ảnh tổn thương khớp ở bốn mức độ:

Độ 1

+  Lồi cầu có thể biến dạng.

+  Còn hình ảnh khe khớp.

Độ 2

+  Có hình ảnh dính một phần của khớp.

+ Còn hình ảnh khe khớp nhưng hẹp hơn độ I.

Độ 3: Có hình ảnh cầu xương giữa lồi cầu và hõm khớp

Độ 4: Có hình ảnh xương dính liền một khối với nền sọ.

Chẩn đoán phân biệt

Dính khớp thái dương hàm luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đoán phân biệt.

IV.     ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc
    • Phục hồi được sự vận động của khớp
    • Phục hồi được chức năng ăn
  2. Điều trị cụ thể
  • Điều trị bảo tồn

Các trường hợp dính khớp ở mức độ 1: Hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng bằng dụng cụ banh miệng, tập vận động xương hàm dưới.

  • Điều trị bằng phẫu thuật

Tùy từng trường hợp, có thể áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây:

  1. Tạo hình khớp có ghép sụn sườn tự thân.
    • Rạch
    • Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp
    • Cố định hai hàm.
    • Lấy xương sụn sườn
    • Ghép xương sụn
    • Đặt dẫn lưu kín có áp lực, khâu đóng theo lớp
    • Điều trị kháng sinh toàn thân.
  2. Tạo hình khe khớp và sử dụng vật liệu thay thế.
  • Rạch
  • Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp
  • Cố định hai hàm.
  • Đặt vật lồi cầu sao cho chỏm khớp nằm đúng vị trí, dùng vít cố định lồi cầu vào phần cành cao xương hàm dưới đã được chuẩn bị.
  • Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau, dinh dưỡng

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu thực hiện đúng quy trình thì có khả năng phục hồi được sự vận động của khớp và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

  1. Biến chứng
    • Dính lại khớp
    • Sai khớp cắn

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Dự phòng ngăn ngừa các chấn thương.
  • Phát hiện và điều trị sớm tổn thương lồi cầu sau chấn thương.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận