Điều trị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi (apthe)

Bệnh răng hàm mặt

Có vài yếu tố làm phát sinh lở miệng như: tâm lý căng thẳng (stress), hành kinh, thiếu vitamin nhóm B, khoáng chất… Nguyên nhân chưa rõ.

I. CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng :

Apthe thường  xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hóa như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước.

  • Vết loét 1 – 5 mm ở niêm mạc môi, má, lưỡi, nướu răng – hình tròn hoặc bầu dài, đáy lõm, màu vàng, xung quanh là quầng ban đỏ.
  • Đau dữ dội như bỏng, rát, đau tự phát hoặc khi bị kích thích như ăn, uống. Không gây triệu chứng toàn thân.
  1. Cận lâm sàng:

Xquang: khi nghi ngờ là lỗ dò của viêm quanh chóp mãn

  1. Chẩn đoán phân biệt:

Viêm miệng Herpes

II. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc: Nội khoa.
  2. Điều trị:

Có thể tự lành sau 1 tuần không để lại sẹo.  Cá biệt có những trường hợp vét loét  quá lớn có thể kéo dài hàng tháng mới lành.

– Điều trị tại chỗ:

+ Súc miệng bằng dung dịch kháng sinh như : Chlohexidine

+ Cream bôi tại chỗ như: Kamistad gel, Arthodont, Metrogyl denta

+ Dùng giảm đau:

Paracetamol 500mg 1v x 2-3  lần/ngày

+ Vitamine hỗ trợ:

B Complex C 1v x 2 lần/ngày Hoặc Vitamin B1-B6-B12 1v x 2 lần/ngày

Vitamin PP 500mg 1v x 2 lần/ngày

Fe + acid Folic 1 v / ngày

+ Chỉ sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi có dấu hiệu bội nhiễm

Kháng sinh: một trong các loại thuốc sau

  • Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

  • Nhóm Cephalosporins:

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần uống/ ngày Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

  • Nhóm macrolide:

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: Spiramycine 3MIU  1 viên x 2-3 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: Spiramycine 1.5 MIU  1 viên x 2-3 lần uống/ ngày. b/ Kháng viêm:

  • Kháng viêm Steroid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc kháng viêm non-steroid (Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3  lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày).
  • Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ ngày (uống hoặc ngậm).

III. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

Theo dõi tái phát

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. Toi bi rat phan vom mieng nhat la cho gan 2 rang cua Khong co vet loet toi da uong cac loai vi ta min a. B c e pp ma khong khoi Vay bac si cho hoi toi phai dung thuoc nao va can kham o dau?

    Reply

Hỏi đáp - bình luận