Chẩn đoán và điều trị Sai khớp cắn loại II tiểu loại II do răng

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, độ cắn chìa bình thường, tương quan xương hai hàm bình thường nhưng độ cắn phủ tăng.

II. NGUYÊN NHÂN

  • Di truyền
  • Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.

III. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Ngoài mặt: Bệnh nhân thường có kiểu mặt thẳng khi nhìn nghiêng.
  • Trong miệng

Ở tư thế cắn trung tâm

+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

+ Tương quan các răng trước hai hàm: tương quan răng nanh loại II, các răng cửa có hình ảnh đặc trưng của khớp cắn nắp hộp với các răng cửa hàm trên ngả lưỡi hoặc hai răng cửa giữa ngả lưỡi và hai răng cửa bên ngả môi.

  • Độ cắn chìa bình thường
  • Độ cắn phủ tăng, mức độ tăng cao tùy từng trường hợp
  • Đường cong spee tăng
  • Có thể có khấp khểnh răng
  • Có thể có cắn chéo các răng sau một bên hoặc cả hai bên.
  • Cung răng hàm trên có thể bình thường hoặc hẹp

Cận lâm sàng

Mẫu hàm thạch cao

  • Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại II
  • Tương quan răng nanh loại II
  • Đường cong Spee sâu.
  • Các răng cửa hàm trên ngả trong hoặc hai răng cửa giữa ngả trong và hai răng cửa bên ngả ngoài.

X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics)

  • Tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới loại I theo chiều trước
  • Các chỉ số về răng:

+ Trục của răng cửa hàm trên ngả lưỡi.

+  Góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng SN thấp.

+  Góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng hàm trên thấp.

+  Góc liên răng cửa tăng.

– Chỉ số phần mềm: Góc mũi môi bình thường.

Chẩn đoán phân biệt

Sai khớp cắn loại II tiểu loại II do xương: Phân biệt phải dựa vào phim X quang sọ nghiêng với các đặc điểm:

  • Số đo góc ANB tăng,
  • Chỉ số Wits tăng.

IV.  ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng nhất là khớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại
  • Cải thiện về thẩm mỹ.
  • Đảm bảo độ ổn định

Điều trị cụ thể

  • Nghiên cứu mẫu hàm và lên kế hoạch điều trị.
  • Nhổ răng nếu có chỉ định
  • Gắn mắc cài cố định hai hàm.
  • Nâng khớp cắn nếu có chỉ định
  • Sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều ngang và chiều đứng
  • Đóng khoảng nhổ răng. Trong một số trường hợp cần tăng cường neo chặt
  • Hoàn thiện
  • Điều trị duy trì.
  • Kết thúc điều trị.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng
    • Tình trạng khớp cắn loại II tiểu loại 2 do răng thường gây sang chấn các răng trước hai hàm, viêm quanh răng và có thể gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
    • Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt
  2. Biến chứng
    • Sang chấn các răng trước hai hàm.
    • Đau khớp thái dương hàm.
    • Rối loạn khớp thái dương hàm.

VI.     PHÒNG BỆNH

Cần khám định kỳ, phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận