Phòng bệnh tiêu khát (tiểu đường) như thế nào ?

Bệnh Nội tiết

Phòng bệnh khi chưa mắc bệnh .

Cơ thể khi cha mẹ sinh ra vốn đã yếu (tiên thiên bất túc) cần được chăm sóc hợp lý. Quan trọng nhất là chế độ ăn, cho ăn sao vừa đủ các thành phần đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng không thiếu, không thừa “ăn nhiều quá cũng như ăn không đủ”. Tránh lạnh, tránh nóng quá, tránh chỗ bụi bẩn. Khi đến tuổi đi học cần hướng dẫn các cháu học vừa ngoài chế độ ăn, cần tập thể dục theo các bài học ở trường. Khi ở tuổi thanh niên, trung niên cũng cần tìm cho mình bài tập thể dục, có thể tập thái cực quyền…

Cần rèn luyện để có nghị lực sao cho có chế độ ăn uống lao động theo một nhịp điệu, không làm quá sức, không ăn uống quá nhiều hay quá đói. Khi những người này không may bị ốm cần chữa sớm và chữa đúng để không làm tổn thương thêm khí huyết.

Người có thể trạng béo cần điều chỉnh chế độ ăn: ăn chất nghèo năng lượng như rau, đậu, giảm ăn đường mỡ, giảm bia rượu. Chế độ ăn giảm đường mỡ kết hợp với luyện tập thường xuyên. Trong luyện tập chú ý động tác gập chân vào bụng hay ngồi duỗi thẳng hai chân gập đầu xuống 2 khớp gối, mỗi ngày tập 30 đến 40 phút. Ở nơi sống và làm việc cần tránh ẩm thấp. Nếu thực hiện các biện pháp trên mà chưa giảm cân thì nên giảm bữa, ngày ăn 2 bữa chứ không ăn 3 bữa như bình thường, ăn bữa sáng và bữa tối hoặc bữa sáng và bữa chiều.

Người tuổi trung niên trở lên đến người cao tuổi cố gắng tạo ra chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý. Tránh lao động nặng nhọc kéo dài gây căng thẳng. Tránh sinh hoạt thất thường, tránh thức quá khuya hay dậy quá sớm, tránh lao động quá sức, tránh các tác động xấu của môi trường như quá ồn, quá bụi, lạnh ẩm.

Các mối quan hệ gây buồn, lo nghĩ, tức giận, kinh sợ, kéo dài tất cả trạng thái tâm thể đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của lục phủ ngũ tạng như: buồn quá hại phế, lo nghĩ hại tỳ, tức giận quá hại can, kinh sợ quá hại thận v.v.

Khi những người này không may mắc phải bệnh ở phế, ở tỳ vị hay ở thận có biểu hiện như hay ho, gặp lạnh, sổ mũi hắt hơi, dễ ra mồ hôi hoặc là đầy bụng, đau nóng rát bụng vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua, chóng đói hoặc là đau lưng, ù tai, đái nhiều cần được khám bệnh và chữa sớm, chữa triệt để.

Phòng bệnh khi đã mắc bệnh .

Khi đã mắc bệnh Đái tháo đường, cần bình tĩnh đừng quá lo lắng buồn phiền bởi lo lắng buồn phiền chính là yếu tố làm bệnh càng phức tạp hơn. Kết quả của việc điều trị Đái tháo đường týp 2 phụ thuộc rất nhiều vào nghị lực của người bệnh.

Ba yếu tố cần được lưu tâm đó là:

– Chế độ lao động (trí óc và chân tay) cần vừa sức, không quá căng thẳng, quá mệt mỏi vì công việc.

Dưa hấu không những mát mà người tiểu đường có thể ăn được
Dưa hấu không những mát mà người tiểu đường có thể ăn được

– Chế độ ăn uống được tiết chế đúng mức. Không ăn nhiều thịt cá, thay đạm động vật bằng đạm thực vật như các loại đậu. Hạn chế ăn quả có đường như nhãn, mít, dứa, cam…không ăn đường và mía, củ cải đường, nước cây thốt nốt, hồng, na, chuối, mãng cầu, chôm chôm, vú sữa. Các loại quả ăn được như nho, củ đậu, củ mài, quả thanh long, mắc coọc, lê, dưa hấu, quả trứng gà, khế.

– Chế độ sinh hoạt: tạo không khí vui tươi, thoải mái, tránh căng thẳng, chọn lọc cho mình một bài tập thể dục vừa sức, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

Thời tiết thay đổi thất thường nên phòng bị lạnh, bị mưa để tránh các bệnh do thời tiết, khí hậu gây ra làm suy giảm sức đề kháng. Việc dùng thuốc điều trị cần cân nhắc kỹ, không nên lạm dụng thuốc.

Bệnh Nội tiết
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận