Đánh giá việc kiểm soát đường huyết

Bệnh Nội tiết

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân có 2 kỹ thuật căn bản để đánh giá được hiệu quả của kế hoạch quản lý trong kiểm soát đường huyết: bệnh nhân tự kiểm tra lượng glucose trong máu hoặc glucose mô kẽ và A1C. Kiểm tra glucose liên tục có thể là một phần bổ sung hữu ích cho tự kiểm tra lượng glucose trong máu ở những bệnh nhân được chọn.

Các khuyến nghị

–   Như là một phần của việc giáo dục mở rộng, kết quả tự kiểm tra lượng glucose trong máu có thể giúp đưa ra những quyết định hướng dẫn điều trị và/hoặc giúp bệnh nhân tự kiểm tra nhằm làm giảm tần suất sử dụng insulin B hoặc dùng liệu pháp không insulin. E

–   Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng và theo dõi đánh giá tự kiểm tra lượng glucose trong máu, kết quả ghi nhận là cơ sở để điều chỉnh liệu pháp. E

–   Ở những bệnh nhân sử dụng liệu pháp bút tiêm insulin đa liều hoặc bơm tiêm insulin, nên đo tự kiểm tra lượng glucose trong máu trước bữa ăn, thỉnh thoảng sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục, những lúc nghi ngờ hạ đường huyết, sau khi điều trị hạ đường huyết cho đến khi đường huyết trở lại bình thường và trước khi làm những việc yêu cầu tập trung như lái xe. B

–   Khi được sử dụng đúng cách, kiểm tra glucose liên tục kết hợp với phác đồ điều trị insulin là biện pháp hữu hiệu để giảm A1C ở đối tượng trưởng thành được chọn (25 tuổi trở lên) bị Đái tháo đường typ 1. A

–   Mặc dù ít có những bằng chứng mạnh mẽ về việc làm giảm A1C ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên, kiểm tra glucose liên tục vẫn có ích ở những nhóm này. Thành công trong điều trị có tương quan với sự tuân thủ việc thường xuyên sử dụng thiết bị. B

–   Kiểm tra glucose liên tục là công cụ hỗ trợ cho tự kiểm tra lượng glucose trong máu ở những người hạ đường huyết không triệu chứng và/hoặc thường xuyên hạ đường huyết. C

–   Vì mức độ tuân thủ rất khác nhau khi dinfg kiểm tra glucose liên tục, nên cần đánh giá về khả năng tuân thủ kiểm tra glucose liên tục trước khi kê đơn chúng. E

–   Khi chỉ định kiểm tra glucose liên tục, cần nhấn mạnh việc giáo dục về Đái tháo đường, đào tạo và hỗ trợ để tối ưu hóa và duy trì sử dụng kiểm tra glucose liên tục. E

Tự kiểm tra đường huyết

Phần lớn các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân điều trị bằng insulin dùng tự kiểm tra lượng glucose trong máu như là một phần của can thiệp đa tác nhân để chứng minh lợi ích của việc kiểm soát đường huyết trên những biến chứng của Đái tháo đường. Do đó, tự kiểm tra lượng glucose trong máu là một phần không thể thiếu của việc điều trị hiệu quả. tự kiểm tra lượng glucose trong máu cho phép bệnh nhân đánh giá đáp ứng của bản thân đối với việc điều trị và có hay không đạt được đường huyết mục tiêu. Kết quả của tự kiểm tra lượng glucose trong máu là một công cụ hữu hiệu để hướng dẫn liệu pháp điều trị không dùng thuốc (chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất), phòng ngừa hạ đường huyết và điều chỉnh thuốc (đặc biệt là liều insulin sau bữa ăn). Có bằng chứng cho thấy sự tương quan giữa việc tăng tần suất tự kiểm tra lượng glucose trong máu và giảm A1C. Ở bệnh nhân có nhu cầu và mục tiêu đặc biệt nên bắt buộc tự kiểm tra lượng glucose trong máu thường xuyên và theo giờ cố định.

Tối ưu hóa

Hiệu quả của tự kiểm tra lượng glucose trong máu phụ thuộc vào dụng cụ và người sử dụng, do đó, việc đánh giá thao tác kỹ thuật của mỗi bệnh nhân lúc mới bắt đầu và ngay cả khi đã sử dụng thường xuyên là rất quan trọng. Tối ưu hóa việc sử dụng tự kiểm tra lượng glucose trong máu cần có sự nhìn nhận và diễn giải phù hợp dữ liệu của cả bệnh nhân và cán bộ y tế. Trong số các bệnh nhân đo tự kiểm tra lượng glucose trong máu ít nhất một lần một ngày, khi kết quả cao hoặc thấp, nhiều báo cáo không thấy có hành động nào được tiến hành để khắc phục. Trong một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở những bệnh nhân nhạy cảm với insulin có mức đường huyết kiểm soát tối ưu ban đầu, một nhóm được đào tạo tự kiểm tra lượng glucose trong máu (loại công cụ bằng giấy dùng tối thiểu một quý để ghi nhận và diễn giải tự kiểm tra lượng glucose trong máu 7 điểm trong 3 ngày liên tiếp) giảm A1C khoảng 0,3% hơn nhóm chứng. Bệnh nhân nên được hướng dẫn sử dụng dữ liệu từ tự kiểm tra lượng glucose trong máu để điều chỉnh lượng thức ăn đưa vào, bài tập thể dục hoặc thuốc sử dụng để đạt mục tiêu. Nhu cầu thường xuyên và tần suất sử dụng tự kiểm tra lượng glucose trong máu nên được đánh giá lại sau mỗi chu kì. tự kiểm tra lượng glucose trong máu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân Đái tháo đường dùng insulin để kiểm soát và ngăn ngừa hạ đường huyết không triệu chứng và hạ đường huyết.

Bệnh nhân có chế độ insulin tăng cường

Hầu hết bệnh nhân có chế độ insulin tăng cường (insulin đa liều hoặc bơm tiêm insulin, bao gồm cả bệnh nhân Đái tháo đường typ 1 nên nghĩ đến tự kiểm tra lượng glucose trong máu trước bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ, đặc biệt là ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục, khi nghi ngờ đường huyết hạ, sau khi điều trị cơn hạ đường huyết và trước khi làm những việc cần sự tập trung cao như lái xe. Mặc dù nhu cầu của mỗi người là khác nhau, bệnh nhân cần thử 6 – 10 lần một ngày (hoặc hơn). Một nghiên cứu trên 27.000 trẻ em và thanh thiếu niên mắc Đái tháo đường typ 1 cho thấy rằng việc tăng tần suất tự kiểm tra lượng glucose trong máu giảm A1C (- 0,2% cho việc tăng một lần thử một ngày) và ít biến chứng cấp tính hơn sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu.

Bệnh nhân dùng insulin nền hoặc các thuốc đường uống

Không có đầy đủ các chứng cứ ủng hộ cho việc chỉ định và tần suất sử dụng tự kiểm tra lượng glucose trong máu cần thiết cho bệnh nhân không dùng chế độ insulin tăng cường như những người dùng insulin nền hoặc các thuốc đường uống.

Nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá chi phí – hiệu quả của tự kiểm tra lượng glucose trong máu ở bệnh nhân không dùng insulin. Một phân tích gộp cho thấy rằng tự kiểm tra lượng glucose trong máu làm giảm A1C khoảng 0,25% sau 6 tháng, nhưng giảm ít hơn sau 12 tháng. Lý do quan trọng là việc sử dụng tự kiểm tra lượng glucose trong máu đơn độc không làm giảm mức đường huyết. Để tự kiểm tra lượng glucose trong máu hữu ích, cần kết hợp thông tin thu được để điều chỉnh điều trị và có kế hoạch tự quản lý.

Giám sát Glucose liên tục (Kiểm tra glucose liên tục)

Kiểm tra glucose liên tục theo thời gian thực đo glucose mô kẽ (tương quan với glucose huyết tương) và bao gồm thông báo hạ hay tăng đường huyết, nhưng thiết bị này vẫn chưa được FDA chấp nhận như là công cụ duy nhất để giám sát glucose. kiểm tra glucose liên tục yêu cầu hiệu chỉnh với tự kiểm tra lượng glucose trong máu và tự kiểm tra lượng glucose trong máu được yêu cầu thực hiện để quyết định điều trị cấp cứu.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên dài 26 tuần trên 322 bệnh nhân Đái tháo đường typ 1 cho thấy rằng người > 25 tuổi dùng chế độ tăng cường insulin và kiểm tra glucose liên tục có A1C giảm (từ 7,6% xuống 7,1%) so với nhóm dùng tăng cường insulin và tự kiểm tra lượng glucose trong máu. Đối với bệnh nhân < 25 tuổi (trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên) không có hiệu quả trên việc giảm A1C và cũng không thể chứng minh sự khác biệt về biến cố hạ đường huyết ở các nhóm này. Yếu tố tiên lượng cao nhất về mức giảm A1C ở các nhóm tuổi khác nhau là tần suất sử dụng (cao nhất ở những người > 25 tuổi và thấp hơn ở những người ít tuổi hơn).

Một nghiên cứu tiến hành gần đây với sự tham gia của 17.317 người xác nhận rằng việc thường xuyên kiểm tra glucose liên tục làm giảm A1C (13), trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy trẻ em bỏ 70% lần sử dụng vào những ngày đến trường (14). Những thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô nhỏ ở thanh niên và trẻ em có A1C nền từ 7,0 – 7,5% cho kết quả tốt (A1C và hạ đường huyết) ở nhóm sử dụng kiểm tra glucose liên tục, gợi ý rằng lợi ích của kiểm tra glucose liên tục cho bệnh nhân Đái tháo đường typ 1 có sự kiểm soát chặt chẽ.

Một phân tích gộp chứng minh kiểm tra glucose liên tục có liên quan đến giảm A1C ngắn hạn ~ 0,26% so với tự kiểm tra lượng glucose trong máu. Hiệu quả lâu dài của kiểm tra glucose liên tục cần được chứng minh thêm. Kỹ thuật này có thể đặc biệt hữu ích cho những trường hợp hạ đường huyết không dự báo trước và/hoặc tần suất hạ đường huyết dù không có chứng cớ cho sự giảm hạ đường huyết. kiểm tra glucose liên tục được trang bị tính năng tự động ngừng khi glucose thấp được FDA phê duyệt. Thử nghiệm mô phỏng đáp ứng insulin khi kích thích tuyến tụy (ASPIRE) trên 246 bệnh nhân cho thấy liệu pháp bơm insulin có cảm biến tự động dừng bơm insulin khi glucose thấp giúp giảm khả năng bị hạ đường huyết mà không gia tăng mức A1C cho bệnh nhân trên 16 tuổi. Những thiết bị này có khả năng làm giảm những cơn hạ đường huyết nặng cho người có tiền sử hạ đường huyết về đêm. Do sự đa dạng về mức độ tuân thủ, để tối ưu hóa sử dụng kiểm tra glucose liên tục cần đánh giá cá nhân về khả năng tuân thủ kỹ thuật ngay từ lúc ban đầu, duy trì giáo dục và hỗ trợ.

Bệnh Nội tiết
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận