Xuất huyết não vùng mầm

Bệnh nhi khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Xuất huyết não vùng mầm là xuất huyết trong não ở trẻ mới sinh vị trí trong và xung quanh não thất.

Phôi thai

Vùng mầm nằm bên dưới màng não thất bên có nguồn gốc từ nguyên bào thần kinh và nguyên bào xốp. Vùng này sẽ tạo ra hạch nền. Xuất huyết vùng mầm là do sự mất khả năng tự điều hòa khi có hiện tượng tưới máu não quá mức gây vỡ các mao mạch ở vùng này vốn chưa trưởng thành và dễ vỡ.

Tần suất

  • Tần suất xuất huyết não vùng mặt gia tăng với trẻ sinh non và nhẹ cân.
  • Trẻ < 1500gr và non tháng < tuần: 20 – 25%.
  • Trẻ < 1000gr: 69%.

Nguyên nhân

Các yếu tố làm tăng lưu lượng máu não – áp lực tưới máu não:

  • Sanh ngạt
  • Tăng CO2 máu.
  • Tràn khí màng phổi
  • Bệnh tim bẩm sinh tím.
  • Thiếu máu.
  • Giảm đường máu.
  • Tăng áp lực máu.
  • Sanh non
  • Trọng lượng thấp
  • Nhiễm trùng ối
  • Không được sử dụng corticoid dự phòng trước sanh 48 giờ ở trẻ sinh non.
  • Toan máu.
  • Rối loạn đông máu.
  • Người mẹ sử dụng cocain,

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

  • Xuất huyết vùng mặt không triệu chứng: thường là những xuất huyết nhỏ nghi ngờ trong trường hợp có giảm Hct hoặc có dấu thần kinh khu trú muộn
  • Xuất huyết vùng mặt bán cấp: những xuất huyết nhỏ diễn tiến chậm, lâm sàng biểu hiện kích thích, giảm cử động hoặc có cử động mắt bất thường
  • Xuất huyết vùng mặt cấp:

+   Thay đổi trương lực và hoạt động cơ: gồng mất vỏ, duổi mất não, đôi khi liệt mềm.

+   Động kinh.

+   Thóp căng.

+   Huyết áp thấp.

+   Rối loạn hô hấp và tim mạch.

+   Đồng tử mất phản xạ ánh sáng và/hoặc lé trong.

+   Hct giảm >10%.

  • Đầu nước (20 – 50%): có thể âm thầm hoặc tiến triể Thường xảy ra 1 – 3 tuần sau xuất huyết. Xuất huyết vùng mặt độ III – IV có tỷ lệ ĐN cao hơn độ khác.
  • PHÂN ĐỘ PAPILE

+   Độ I: XH dưới màng não thất.

+   Độ II: XH não thất, không có dãn não thất.

+   Độ III: XH não thất + dãn não thất.

+   Độ IV: XH não thất +XH nhu mô.

2. Cận lâm sàng

  • Siêu âm xuyên thóp: độ chính xác 88% (độ nhạy: 91%, độ đặc hiệu 85%).

+   Các định vị trí kích thước khối máu tụ, kích thước não thất bề dầy vỏ não.

+   Thực hiện dễ dàng tại giường không xâm lấn.

+   Dùng để theo dõi liên tục diễn tiến bệnh.

  • CT scan: sử dụng khi không thể siêu âm tại giường

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  • Duy trì ổn định lưu lượng máu não, áp lực tưới máu não, huyết áp động mạch trung bình, PaCO2.
  • Theo dõi dãn não thất bằng siêu âm.

2. Điều trị

  • Điều trị nội khoa: một số thuốc lợi niệu được dùng nhưng ít có hiệu quả.
  • Điều trị ngoại khoa: tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, cân nặ
  • Chọc dò tủy sống thắt lưng (10ml/kg/ngày) khi có XHNT gây dãn não thất, bệnh đầu nước thông.
  • Chọc dò qua não thất, dẫn lưu não thất ra ngoài: ít sử dụng do nguy cơ tổn thương não, tỷ lệ nhiễm trùng
  • Đặt reservoir dưới da và chọc hút mỗi ngày (10ml/kg/ngày): được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu nước cấp tính.
  • Dẫn lưu não thất dưới cân galea: chưa được áp dụng rộng rãi.
  • VP shunt: trong trường hợp đầu nước tiến triền khi trẻ đạt cân nặng > 000 gr và Protein trong dịch não tủy < 100mg %.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận