Teo và hẹp tá tràng

Bệnh nhi khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Teo và hẹp tá tràng là sự gián đoạn lưu thông bẩm sinh hoàn toàn (atresia) hoặc không hoàn toàn (stenosis) của tá tràng. Đây là loại tắc ruột cao điển hình ở trẻ sơ sinh.

Tần suất 1/5.000 – 000 trẻ sinh sống.

Sinh bệnh học

Phân loại teo tá tràng:

  • Loại 1 (90%): tắc tá tràng do màng ngăn có hoặc không có lỗ thông.
  • Loại 2: thể dây xơ nối 2 túi cùng với
  • Loại 3: thể gián đoạn mạc treo, 2 túi cùng hoàn toàn tách biệt Đoạn đầu tá tràng trên chỗ tắc dãn to, ngược lại dưới chỗ tắc sẽ teo nhỏ. 85% vị trí tắc dưới bóng Vater.

II. CHẨN ĐOÁN Phân loại teo tá tràng

a. Chẩn đoán trước sinh

  • Đa số trường hợp phát hiện vào tháng 7 – 8 thai kỳ.
  • Siêu âm tiền sản gợi ý: tình trạng đa ối (32 – 81%), hình ảnh dạ dày và đoạn đầu tá tràng dãn to ứ dịch (44%).

b. Lâm sàng

  • Ói dịch có mật trong vài giờ sau sinh là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp nhất
  • Phải nghi ngờ có tắc ruột cao nếu thông dạ dày trong giờ đầu sau sinh ra hơn 20ml dịch ứ đọng.
  • Bụng xẹp, vùng thượng vị thường chướng nhẹ do dạ dày và tá tràng dãn to.
  • Nếu tổn thương dạng màng ngăn có lỗ thông thì trẻ có biểu hiện lâm sàng thường muộn hơn

– Dị tật kèm theo (VACTERL):

+   Hơn 50% có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.

+   30% có kèm theo $ Down.

+   Dị tật tim đơn thuần #30%.

+   25% có kèm theo các dị tật đường tiêu hóa khác.

c. Cận lâm sàng

  • Siêu âm: hình ảnh dạ dày dãn to ứ dịch, đoạn đầu tá tràng dãn to giúp gợi ý tắc ruột
  • X-quang bụng đứng không sửa soạn: Hình ảnh bóng đôi

    Hình ảnh bóng đôi
    Hình ảnh bóng đôi

+   Là xét nghiệm đầu tay.

+ Hình ảnh bóng đôi (double bubble sign) là dấu hiệu đặc thù của teo tá tràng. Trường hợp có ít hơi vùng thấp phải nghĩ đến bán tắc tá tràng, xoay ruột bất toàn, hoặc thậm chí có xoắn ruột.

  • Chụp thực quản – dạ dày – tá tràng có cản quang: giúp chẩn đoán phân biệt ruột xoay bất toàn, bán tắc tá tràng.
  • Các xét nghiệm khác:

+   Ion đồ.

+   Siêu âm tim và bụng tìm dị tật phối hợp.

  • Chẩn đoán phân biệt:

+ Hội chứng ĐM mạc treo tràng trên.

III. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

  • Phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn khi đã hồi sức nội khoa ổn định
  • Chỉ mổ khẩn khi chưa loại trừ xoay ruột bất toàn có xoắn ruột

Chuẩn bị trước mổ

  • Đặt lưu ống thông dạ dày.
  • Điều trị rối loạn nước điện giải
  • Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật: mở hoặc nội soi ổ bụng

Xác định vị trí bóng

Nối tá – tá tràng bên – bên theo

Kiểm tra sự thông thương đường tiêu hóa.

Có thể đặt thông dạ dày qua miệng nối

Tắc tá tràng do màng ngăn: phẫu thuật xẻ dọc, xén màng ngăn tá tràng, khâu ngang.

Hậu phẫu

Kháng sinh tĩnh mạch

Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn trong thời gian đầu hậu phẫu

Lưu ống thông dạ dày.

Diễn tiến tốt khi: dịch dạ dày bớt xanh, chuyển sang dịch trong; và lượng dịch <1ml/kg/giờ. Bắt đầu cho nhấp nước đường qua ống thông dạ dày.

Biến chứng

  • Sớm:

+   Hẹp miệng nối.

+   Rò miệng nối.

+   Chậm hoạt động miệng nối.

  • Muộn:

+   Tá tràng khổng lồ.

+   Viêm loét dạ dày – tá tràng.

+   Trào ngược tá tràng – dạ dày, dạ dày thực quản.

+   Tắc ruột do dính.

IV. TIÊN LƯỢNG

Tỉ lệ sống còn > 90%.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận