Suy hô hấp sơ sinh

Bệnh nhi khoa

1. ĐỊNH NGHĨA

Suy hô hấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp do nhiều nguyên nhân, tại phổi hoặc ngoài phổi gây ra thất bại trong quá trình trao đổi khí dẫn đến thiếu oxy và tăng CO2 trong máu, do đó không còn khả năng duy trì PaO2, PaCO2, pH ở mức có thể chấp nhận được.

Là hội chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và xử trí đúng.

2. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân tại đường hô hấp

  • Thường gặp: bệnh màng trong, hội chứng hít, viêm phổi trong tử cung, chậm tiêu dịch phổi, tăng áp động mạch phổi
  • Ít gặp: chảy máu phổi, tràn khí màng phổi, thiểu sản phổi
  • Hiếm gặp: kén khí bẩm sinh, tịt lỗ mũi sau

Nguyên nhân ngoài đường hô hấp

  • Dị tật: dị dạng lồng ngực, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành
  • Rối loạn chuyển hóa: hạ đường máu, hạ thân nhiệt, toan máu
  • Bệnh hệ thần kinh: xuất huyết trong sọ, viêm màng não, ngộ độc morphin…
  • Do tuần hoàn: mất máu cấp, đa hồng cầu

3. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Hỏi tiền sử
  • Trẻ đẻ non:

+ Phổi chưa trưởng thành, thiếu surfactant → bệnh màng trong

+ Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh → cơn ngừng thở

+ Mẹ nhiễm trùng gây đẻ non → viêm phổi / tử cung

  • Trẻ đẻ ngạt: tuần hoàn phổi giảm, nguy cơ hít
  • Trẻ đẻ mổ: nguy cơ chậm tiêu dịch phổi → thở nhanh thoáng qua
  • Mẹ tiểu đường → ảnh hưởng tổng hợp surfactant → bệnh màng trong
  • Mẹ ối vỡ sớm, sôt, nước ối bẩn hôi → viêm phổi/ tử cung
  • Da trẻ nhuốm màu phân su → hít phân su
  • Trẻ bị lạnh, đau, một số bệnh lý khác → tăng tiêu thụ oxy

Các dấu hiệu lâm sàng :trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau

  • Da tím, tái
  • Nhịp thở nhanh > 60 lần/phút hoặc thở chậm < 30 lần/phút
  • Cơn ngừng thở > 20 giây hoặc < 20 giây kèm theo nhịp tim < 100 lần/phút
  • Cánh mũi phập phồng ( đập cánh mũi)
  • Thở rên( thì thở ra )

– SaO2< 90%

  • Mức độ suy hô hấp: dựa vào chỉ số Silverman
Điểm Dấu hiệu 0 1 2
Di động lồng ngực Cùng chiều Ít hơn bụng Ngược chiều
Co kéo liên sườn Không Ít
Lõm ức Không Ít
Đập cánh mũi Không Ít
Thở rên Không Qua ống nghe Nghe từ xa

Đánh giá : Điểm Silverman ≤ 5 – Suy hô hấp nhẹ Điểm Silverman > 5 – Suy hô hấp nặng

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm khí máu động mạch: có giá trị chẩn đoán xác định
  • PaO2< 50 mmHg và/ hoặc PaCO2> 60 mmHg
  • pH< 7.25
  • XQ tim phổi: giúp phát hiện được các bệnh lý kèm theo hoặc các nguyên nhân gây suy hô hấp như tràn khí, tràn dịch màng phổi, thoát vị cơ hoành, bệnh màng trong v…
  • Xét nghiệm máu: công thức máu ngoại biên, CRP, đường máu, ĐGĐ.

4. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

  • Chống suy hô hấp
  • Chống toan máu
  • Chống nhiễm khuẩn
  • Chống kiệt sức
  • Điều trị theo nguyên nhân

Điều trị cụ thể

  • Chống suy hô hấp
  • Hút mũi họng
  • Đặt trẻ ở tư thế thông đường thở: đầu hơi ngửa ra sau, có thể kê gối mỏng dưới vai
  • Kích thích trẻ thở ( xoa vào vùng lưng của trẻ trong 10 giây)
  • Dẫn lưu dạ dày làm giảm chướng bụng
  • Cung cấp oxy ngay: tùy mức độ suy hô hấp mà sử dụng các phương pháp khác nhau từ thở oxy qua sonde (0.5 l/ph) hoặc qua lều (8-10 l/ph) hay phải thông khí áp lực dương qua mặt nạ, qua NKQ hay cho trẻ thở máy hỗ trợ.
  • Theo dõi bão hòa oxy qua da của trẻ (92-95%) để điều chỉnh nồng độ oxy khí thở vào
  • Chống toan máu
  • Bù kiềm dựa vào kết quả khí máu là lý tưởng nhất và khi trẻ đã được thông khí tốt

+ Số mEq (Natribicarbonat) = BE x P x 0.3 (P cân nặng trẻ tính bằng kg)

+ Trường hợp toan hô hấp( PaCo2> 70 mmHg) → thải CO2 bằng máy thở

  • Khi không làm được khí máu thì bù mò theo công thức 2mEq/kg
  • Cải thiện lưu lượng máu đến phổi

+ Choáng nghi do giảm thể tích : dung dịch Natriclorua 0,9% 10-20 ml/kg/15 phút

+ Xét nghiệm Hct < 35% → truyền hồng cầu 10 ml/kg

+ Xét nghiệm Hct > 65% ( máu tĩnh mạch) → thay máu một phần

  • Chống nhiễm khuẩn
  • Đảm bảo vệ sinh trong chăm sóc trẻ đặc biệt các trường hợp trẻ cần đặt NKQ
  • Chọn loại kháng sinh phổ rộng khi suy hô hấp kèm ối vỡ sớm, nước ối hôi, mẹ sốt trước đẻ hoặc khi khó phân biệt giữa viêm phổi và các nguyên nhân khác
  • Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất
  • Chống kiệt sức
  • Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ 36o5 – 37oC
  • Cung cấp oxy ấm và ẩm
  • Cung cấp đủ năng lượng (50 -100 kcal/kg/ngày)
  • Chống hạ đường máu
  • Điều trị nguyên nhân: (một số nguyên nhân suy hô hấp nội khoa thường gặp)
  • Chậm tiêu dịch phổi

+ Nguyên nhân gây suy hô hấp là do trong lòng phế nang còn dịch gây cản trở thông khí và trao đổi khí

+ Thường gặp ở những trẻ mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ, trẻ lọt quá nhanh, mẹ dùng thuốc ức chế β.

+ Mức độ suy hô hấp tùy thuộc vào tình trạng ứ dịch ở phế nang.

+ XQ phổi: phổi kém sáng do phế nang còn chứa nhiều dịch, có thể thấy ít dịch ở góc màng phổi, dày rãnh liên thùy.

+ Tiến triển: thường tình trạng suy hô hấp được cải thiện < 24 giờ điều trị. Nếu > 24 giờ trẻ vẫn phụ thuộc vào oxy, đó là những trường hợp tăng tiêu thụ surfactant hoặc surfactant bài tiết chưa đủ

+ Điều trị: thở áp lực dương liên tục, cân nhắc dùng surfactant trong một số trường hợp

– Hội chứng hít phân su

+ Nguyên nhân gây suy hô hấp là do trong lòng phế nang chứa đầy phân su do trẻ bị suy thai trong tử cung gây thải phân su vào nước ối và gây động tác hít vào trước sinh làm nước ối có phân su tràn vào đường hô hấp gây cản trở thông khí và trao đổi khí

+ Là nguyên nhân gây suy hô hấp rất nặng nề, trẻ bị nhiễm toan nặng, tử vong nhanh nếu không được xử trí kịp thời. Thường gặp ở thai quá ngày sinh

+ XQ phổi: xen kẽ vùng phổi mờ và vùng phổi tăng sáng, có thể thấy có vùng phổi xẹp

+ Xử trí: phải ngay lập tức hút khí quản trẻ qua đèn soi khí quản cho đến khi không còn hút ra được dịch phân su nữa, đặt NKQ bơm surfactant càng sớm càng tốt. Kháng sinh phổ rộng

+ Đề phòng biến chứng tràn khí màng phổi

– Viêm phổi trong tử cung

+ Thường gặp ở những trẻ mẹ nhiễm khuẩn trước đẻ do liên cầu B, E.Coli

+ Trẻ suy hô hấp tăng dần sau đẻ, phổi nghe có ran ẩm nhỏ hạt

+ XQ phổi hình ảnh viêm phế quản phổi

+ Điều trị: kháng sinh phổ rộng, hô hấp hỗ trợ, cân nhắc bơm surfactant

– Chảy máu phổi

+ Là bệnh thứ phát sau thiếu oxy nặng kéo dài hoặc do rối loạn đông máu

+ Trẻ suy hô hấp, sùi bọt hồng, trào máu tươi qua mũi miệng và tử vong rất nhanh

+ Xử trí: đặt NKQ, cho trẻ thở máy PEEP 7-8 cmH2O, truyền máu tươi, chống rối loạn đông máu, cân nhắc dùng surfactant.

– Bệnh màng trong

+ Là từ ngữ dùng trên lâm sàng nói về tình trạng thiếu hụt về mặt chức năng chất surfactant ở phổi, thường gặp ở trẻ đẻ rất non

+ Suy hô hấp xuất hiện sớm có thể ngay sau đẻ, trẻ thở nhanh, nông, co rút và tím tái suy sụp rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời

+ XQ phổi: bệnh có 4 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Nốt mờ dạng hạt khắp 2 phế trường phổi
  • Giai đoạn 2: Nốt mờ dạng hạt nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản
  • Giai đoạn 3: Nốt mờ dạng hạt rất nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản nhưng còn thấy rõ bờ tim
  • Giai đoạn 4: Phổi mờ đều 2 bên và không thấy rõ bờ tim

+ Xử trí: hỗ trợ hô hấp bằng máy CPAP hoặc máy thở, dùng surfactant 100

  • 200 mg/kg/ liề Dùng liều nhắc lại sau 6-8 giờ nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu suy hô hấp nặng và không giảm được nhu cầu FiO2, hoặc XQ phổi vẫn mờ và độ giãn nở phổi kém.

5. PHÒNG BỆNH

  • Theo dõi và quản lý thai nghén tốt để phát hiện và điều trị kịp thời các sản phụ có nguy cơ .
  • Dùng glucocorticoid cho các bà mẹ dọa đẻ non có tuổi thai < 35 tuần
  • Tập huấn nâng cao kỹ năng hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế tại phòng đẻ, phòng mổ nhằm nâng cao hiệu quả hồi sức trẻ ngay sau đẻ.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận