Còn ống động mạch ở trẻ

Bệnh nhi khoa

KHÁI NIỆM

Ống động mạch là cấu trúc mạch nối giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Trong giai đoạn bào thai, ống động mạch mang 90% máu từ động mạch phổi sang động mạch chủ. Sau sinh ống động mạch co thắt, đóng về mặt sinh lý vài ngày sau đẻ và đóng về mặt giải phẫu (tạo thành dây chằng động mạch) một vài tháng sau đẻ.

Ở hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng ống động mạch đóng ở thời điểm 48 giờ tuổi, trẻ ≥ 30 tuần ống động mạch đóng 90% ở 72 giờ tuổi. Ống động mạch mở > 72 giờ tuổi được coi là tồn tại ống động mạch hay còn ống động mạch.

Các nhà giải phẫu bệnh chia thành 2 nhóm còn động mạch ở trẻ sơ sinh.

  • Bệnh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng (Patent Ductus Arteriosus): Tồn tại ống động mạch sau sinh ở trẻ đẻ non là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành về mặt cấu trúc. Quá trình đóng ống động mạch về mặt chức năng và giải phẫu không xảy ra hoàn toàn trong vòng vài ngày sau đẻ (hay còn gọi là chậm đóng ống động mạch). Tỉ lệ mắc còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc Tỉ lệ còn ống động mạch Ở trẻ < 750g: là 80%, 40% ở trẻ < 1000g, 20 – 30% ở trẻ 1000g – 1500g., trẻ từ 1500 – 1750g tỷ lệ này là 7% . Nguy cơ còn ống động mạch tăng lên khi trẻ bị suy hô hấp.

    Bệnh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng
    Bệnh còn ống động mạch
  • Bệnh còn ống động mạch bẩm sinh (Persistance Ductus Arteriosus): Sự tồn tại ống động mạch ngoài 3 tháng tuổi, chiếm 13,5% bệnh tim bẩm Bệnh còn ống động mạch ở trẻ đủ tháng và trẻ em có thể coi là dị tật bẩm sinh nguyên phát của thành động mạch. Điều này giải thích còn ống động mạch ở trẻ đủ tháng không đáp ứng điều trị thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandins.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng không tương xứng với mức độ lớn của shunt qua ống động mạch. Tuy nhiên, việc tìm kiếm hằng ngày các dấu hiệu sau có gợi ý về việc còn tồn tại ống động mạch.

Triệu chứng tim mạch

  • Thổi liên tục, nhưng thường gặp là thổi tâm thu
  • Mạch ngoại vi nẩy mạnh
  • Mỏm tim đập mạnh trên lồng ngực
  • Suy tim xung huyết: nhịp tim nhanh, khó thở, gan to, tiểu ít. Thời gian làm đầy mao mạch kéo dài trong trường hợp suy tim nặng, giảm cung lượng tim

Triệu chứng hô hấp

  • Suy hô hấp nặng lên, không cai được máy thở, thở máy trên 3-4 ngày, tăng nhu cầu hô hấp hỗ trợ so với thời điểm trước (ví dụ: ↑ FiO2: 15%).
  • Ngừng thở kéo dài cần hô hấp hỗ trợ trên bệnh nhân tự thở trước đó.
  • Chảy máu phổi .

Triệu chứng tiêu hoá

  • Giảm dung nạp sữa phải nhịn ăn đường miệng
  • Dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột hoại tử hoặc viêm ruột hoại tử thực sự.

Cận lâm sàng

  • Siêu âm tim mạch

Việc chẩn đoán còn ống động mạch chủ yếu dựa trên siêu âm tim mạch. Siêu âm thường quy vào ngày thứ 2 – 3 sau đẻ cho tất cả các trẻ đẻ non suy hô hấp và các trẻ đẻ non < 28 tuần. Xác định ống động mạch, kích thước ống động mạch, shunt qua ống động mạch, tỷ lệ đường kính nhĩ trái/đường kính động mạch chủ. Dòng chảy qua nhánh động mạch phổi trái bằng Doppler liên tục. Dòng chảy qua động mạch chủ xuống, động mạch não trước, động mạch thận (dòng phụt ngược trên Doppler liên tục).

  • X-quang tim phổi

Với ống động mạch nhỏ, vừa có thể không có thay đổi trên x-quang tim phổi.

Với ống động mạch lớn, có thể thấy tăng máu lên phổi, bóng tim to trong trường hợp suy tim.

Chẩn đoán xác định

Các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính chất gợi ý, việc chẩn đoán xác định cần dựa vào siêu âm tim mạch.

Chẩn đoán mức độ của ống động mạch

Xác định độ lớn của ống động mạch: Độ lớn của ống động mạch được chia thành ba loại theo tiêu chẩn như sau:

Shunt qua ống Chỉ số Nhỏ Trung bình Rộng
Tỉ lệ đường kính nhĩ trái/động mạch chủ < 1,4 1,4 -1,6 > 1,6
Đường kính ống động mạch/cân nặng < 1,4 mm/kg 1,4 – 2 mm/kg > 2 mm/kg
Dòng chảy tâm trương động mạch chủ dưới ống Về trước Phụt ngược < 30% Phụt ngược > 30%
Tốc độ tâm trương động mạch phổi trái < 20 cm/phút > 20 cm/phút > 40 cm/phút

Ống động mạch với shunt ở mức độ trung bình trở lên cần điều trị đóng ống.

ĐIỀU TRỊ

Biện pháp chung:

Hạn chế dịch: Điều chỉnh theo cân nặng của bệnh nhân, cho phép mất từ 10 – 15% cân nặng lúc đẻ. Hạn chế nước còn 75% nhu cầu nước và không vượt quá 130ml/kg/ngày nếu ống động mạch đã có biểu hiện triệu chứng

Tối ưu hoá việc oxy hoá vì tác dụng co thắt ống động mạch của oxy, duy trì bão hoà oxy khoảng 90-96% trong quá trình dùng thuốc

Điều chỉnh huyết sắc tố, duy trì hematocrit 35-40%.

Không sử dụng thường xuyên Lasix vì nó làm giảm khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch khi dùng kéo dài do làm tăng khả năng sản xuất ra PGE2 ở thậ Nếu cần phải dùng thì nên dùng liều tối thiểu 0,5mg/kg/ngày.

Thuốc ức chế Cyclooxygenase: Indomethacin, Ibuprofen

Chỉ định điều trị:

  • Còn ống động mạch của trẻ đẻ non với có ý nghĩa về mặt huyết động trên siêu âm (ống động mạch với shunt từ trên trung bình).
  • Và/hoặc có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ còn ống động mạch, trẻ cần hỗ trợ hô hấp, nhu cầu oxy trên 30%, suy hô hấp nặng lên, không cai được máy thở, thở máy >3-4 ngày, tăng nhu cầu hô hấp so với thời điểm trước (ví dụ: ↑ FiO2: 15%), ngừng thở kéo dài, chảy máu phổi .

Chống chỉ định:

  • Suy thận: nước tiểu < 0,6ml/kg/h; ure máu > 30mg/dl; creatinin> 1,8mg/dl.
  • Chảy máu: xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não thất độ 3-4, tiểu cầu <60.000/ml.
  • Viêm ruột hoại tử, xuất huyết tiêu hoá.
  • Tăng áp phổi, shunt đảo chiều, tim bẩm sinh phụ thuộc ống

Cách điều trị:

INDOMETHACIN

  • Liều điều trị: 0,1 – 0,2 mg/kg/liều x 3 liều cách nhau 12 – 24 giờ. Liều được khuyến cáo dùng: 0,2mg/kg mỗi 12 giờ.
  • Một số tác giả khuyến cáo sử dụng liều indomethacin theo lứa tuổi và cân nặng:
  • Trẻ dưới 48 giờ tuổi: liều 0,1 mg/kg.
  • Trẻ từ 48 giờ – 7 ngày tuổi: 0,2 mg/kg.
  • Trẻ trên 1 tuần tuổi: 0,25 mg/kg.

IBUPROFEN

  • Đường tĩnh mạch hoặc đường uống
  • Liều dùng: 10 mg/kg/liều đầu, 5mg/kg/liều x 2 liều, các liều cách nhau 24 giờ.
  • Một số tác giả khuyến cáo sử dụng đường uống với liều: 10 mg/kg/liều x 3 liều, cách nhau 24 giờ.

Đợt dùng thuốc thứ hai: chỉ định trong trường hợp sau điều trị đợt thuốc thứ nhất không có hiệu quả hoặc ống bị mở trở lại.

PARACETAMOL

  • Một số nghiên cứu cho thấy paracetamol có tác dụng đóng ống động mạch, tuy nhiên vấn đề này còn có nhiều tranh cãi và còn đang được tiếp tục nghiên cứu
  • Liều: 15 mg/kg/lần x 4 lần/ngày cách 6 giờ x 3-7 ngày.

Theo dõi điều trị:

  • Sinh hoá: điện giải đồ, ure, creatinin hằng ngày khi dùng thuốc
  • Nước tiểu: duy trị lượng nước tiểu > 1,5 ml/kg/giờ.
  • Cân bằng dịch vào – ra: cân nặng bệnh nhân hàng ngày, tránh tăng cân trong quá trình điều trị.
  • Siêu âm khi kết thúc điều trị.

Điều trị ngoại khoa:

  1. Chỉ định:
    • Trẻ có chống chỉ định điều trị nội khoa
    • Sau điều trị nội khoa thất bại
  2. Chống chỉ định:
    • Tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch
    • Tăng áp động mạch phổi nặng, shunt đổi chiều
    • Tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh quá nặng

PHÒNG BỆNH

Corticoid trước sinh: làm ức chế hoạt tính của phospholipase A2, làm giảm tổng hợp Prostaglandins và làm giảm tính nhậy cảm của ống động mạch với Prostaglandin, giảm có ý nghĩa bệnh còn ống động mạch có triệu chứng .

Hạn chế dịch trong tuần đầu sau sinh, tránh không sụt cân hoặc tăng cân trong giai đoạn sụt cân sinh lý, kiểm soát cân bằng dịch điện giải, dịch cung cấp < 130 ml/kg/ngày.

Điều trị tốt nhiễm khuẩn mẹ thai, phòng chống nhiễm khuẩn

Điều trị phòng ống động mạch bằng thuốc ức chế Cyclooxygenase: còn đang tranh luận

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. Con e vẫn còn ống động mạch. Đường kính 5_6mm. Shunt trái phải bị hở hai lá vừa. Hở chủ nhẹ thì có phải phẫu thuật không ạ

    Reply

Hỏi đáp - bình luận