Chảy máu vùng hàm mặt

Bệnh nhi khoa

I. NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân:

  • Chảy máu sau nhổ răng
  • Chảy máu do nha chu viêm.
  • Chảy máu do chấn thương gãy xương hàm.
  • Do bệnh về máu: xuất huyết do giảm tiểu cầu, Hemophilie.

II. TRIỆU CHỨNG

  • Máu tiếp tục chảy sau nhổ răng nhiều giờ, bệnh nhân nhổ ra nhiều máu tươi lẫn nước bọt và máu cục đọng ở chỗ răng
  • Máu chảy rỉ ra quanh viền nướu
  • Chấn thương gây rách phần mềm hoặc gãy xươ hàm thì mức độ chảy máu thể hiện:

+ Máu tươi thấm qua băng nhiều.

+ Mở băng ra máu chảy nhiều hơn.

+ Máu từ chỗ xương bị gãy chảy qua vết rách da, niêm mạc, nướu, qua xoang hàm chảy ra mũi.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị tại chỗ: tùy theo nguyên nhân, cách điều trị khác nhau:

  • Chảy máu sau nhổ răng:

Nạo sạch cổ răng, nhét spongel và khâu niêm mạc ổ răng.

  • Chảy máu do nha viêm:

Lấy sạch mảng bám quanh cổ răng, nếu cần khâu quanh cổ răng chảy máu và sử dụng thêm kháng sinh Amoxin hoặc Cefalexin 50mg/kg/24giờ trong 5 ngày đến 7 ngày.

  • Chảy máu do rách phần mềm:

+ Khâu cầm máu.

+ Buộc động mạch.

+ Băng ép hoặc chèn meche cầm máu.

  • Chảy máu từ trong xương ra:

+ Băng cố định vùng gãy xương.

+ Cho thuốc cầm máu:

  • Carbazochrome TIM (I.V) (1.5 mg/3.6ml):

30 tháng đến 5 tuổi: 1 – 2 ống/24 giờ.

Sơ sinh đến 30 tháng: ½ ống/ 24 giờ.

  • Hoặc Nesamid 250mg/5ml TIM (I.V) – chậm 10mg -> 15mg/Kg/1 lần pha loãng tĩnh mạch chậm hoặc 250- 500mg/ngày.

+ Chườm đá.

+ Theo dõi mạch, huyết áp, truyền dịch, truyền máu nếu mất máu nhiều.

+ Thắt động mạch cảnh ngoài nếu cần.

  • Chảy máu do các bệnh về máu:

+ Cầm máu tại chỗ + chuyển chuyên khoa huyết học điều trị.

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm để kiểm tra:

  • Huyết đồ + TS,
  • Chức năng máu đông.
  • TQ, TCK, Prothrombin…

Điều trị toàn thân: thuốc dùng trong điều trị:

  • Cấp thời dùng: Adona,
  • Lâu dài dùng: Vitamin K1, viên sắt, Vit B12, Vitamin
  • Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng:

+ Cefotaxim 1gram trẻ em <12 tuổi và <50kg: 50->100mg/ kg/24giờ chia từ 2 – 4 lần TB hoặc TTM.

+ Cefalexin 1 gram trẻ em : 25mg ->50mg/Kg/24 giờ uống

  • Hồi sức, nâng cao thể trạng cho BN bị mất máu:

+ Lactate Ringer: số lượng, tốc độ truyền tùy theo tình trạng mất máu nhiều hay ít, cân nặng, tình trạng tim mạch của BN

+ Dextrose 30%.

+ Truyền máu toàn phần hay hồng cầu lắng.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận