Chân khoèo bẩm sinh – triệu chứng, điều trị

Bệnh nhi khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Chân khoèo bẩm sinh là một dị tật ở cơ quan vận độ Nguyên nhân vẫn chưa được xác định, chỉ có giả thuyết cho rằng do khiếm khuyết của xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong gây ra biến dạng mô mềm.
  • Trong một số bệnh như viêm khớp, bại liệt, bại não tổn thương tủy sống bàn chân bình thường có thể bị biến dạng bàn chân khoèo nhưng đấy không phải là bàn chân khoèo bẩm
  • Tần suất: 3/1.000 nam nhiều hơn nữ.
  • Thông thường các bàn chân khoèo bẩm sinh không đi kèm với các dị tật khác.
  • Phôi thai học: biến dạng hình thành vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

  • Phát hiện ngay sau sinh thấy bàn chân xoay
  • Gấp và nghiêng vào trong của vùng gót chân.
  • Khép và nghiêng vào trong của vùng giữa bàn chân.
  • Gấp vào phía lòng bàn chân của phần trước bàn chân khiến vùng gan chân sâu hơn bình thường

2. Cận lâm sàng

  • X-quang thẳng:
Bàn chân khoèo
Bàn chân khoèo

+  Đo góc tạo thành giữa trục xương sên và xương thuyền.

+  Đo góc tạo thành giữa xương gót và xương hộp.

– X-quang nghiêng:

+  Đo góc tạo thành giữa trục xương sên và xương gót.

3. Phân loại theo Diméglio

  • Các biến dạng:
Nhón gót 0 – 4 điểm
Vẹo trong 0 – 4 điểm
Xoay trong 0 – 4 điểm
Áp 0 – 4 điểm
Nếp sau 0 – 1 điểm
Nếp trong 0 – 1 điểm
Vòm 0 – 1 điểm
Sức cơ 0 – 1 điểm

– Mức độ:

Độ I (nhẹ) < 5 điểm
Độ II (vừa) < 10 điểm
Độ III (nặng) <15 điểm
Độ IV (rất nặng) 15 điểm

III. ĐIỀU TRỊ

Có 2 phương pháp điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh: điều trị bảo tồn bằng nắn, băng bột và phẫu thuật.

  1. Dưới 12 tháng: phương pháp ponseti
    • Nắn chỉnh các biến dạng cùng lúc ngoại trừ nhón gót được chỉnh sửa sau cùng.
    • Bó bột đùi bàn chân, gối gập 90o
    • Thay bột mỗi 10 ngày, trung bình bó bột 4 – 5 lần
    • Cắt gân gót, bó bột là điểm mấu chốt để gập lưng bàn chân và hoàn tất điều trị.
  2. 1-8 tuổi: tùy theo độ tuổi và mức độ nặng của chân khèo mà can thiệp phẫu thuật
    • Nối dài gân gót, gân cơ chày sau, gân cơ gấp chung các ngón, gân gấp ngón cái.
    • Cắt bao khớp: chày sên, sên gót, dưới sên.
  • Xuyên kim thẳng trục, xương sên, đầu xương sên, xương ghe, xương bàn
  • Chuyển bám tận gốc cơ chày sau qua màng liên cốt đính vào xương chiêm 3 (Garland)
  1. Trên 8 tuổi: phẫu thuật phần mềm, kết hợp với can thiệp phần xương tùy thuộc vào biến dạng và nhiều trường phái khác nhau
    • Bazin 1974: cắt hình chem mặt ngoài xương gót
    • Kornhinov 1960: cắt cổ xương sên, chỉnh hình khớp sên thuyền
    • Nguyễn Ngọc Hưng 1989: can thiệp trên xương hộp và chỉnh hình lại bàn chân bằng bó bột

IV. THEO DÕI TÁI KHÁM

  • Chảy máu sau mổ.
  • Theo dõi chèn ép mạch máu và chèn ép bột
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Tái khám: 1 tuần – 1 tháng – bỏ bột sau 3 tháng – vật lý trị liệu.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận