Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

Bệnh ngoại khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

Là gãy đầu dưới xương cánh tay, đường gãy thấu khớp nằm từ mỏm trên lồi cầu đến ròng rọc xương cánh tay, chiếm khoảng 17% các loại gãy đầu dưới xương cánh tay.

Nguyên nhân và cơ chế:

  • Té chống khuỷu trong tư thế dạng, phía trong mỏm khuỷu va xuống nền cứng làm bể lồi cầu ngoài gây di lệch
  • Té chống tay khuỷu duỗi và cánh tay dạng, di lệch thường gặp do các cơ trên lồi cầu kéo xuống (làm lệch mặt khớp và xoay).

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

  • Hỏi bệnh:

+      Cơ chế té chống tay hay chống khuỷu?

+      Thời gian bị chấn thương?

+      Đã điều trị gì trước chưa?

  • Khám bệnh:

+       Đau ở mỏm trên lồi cầu ngoài khi sờ nắn và khép cẳng tay hết sức thì đau tăng.

+      Dấu nhát rìu ở phía ngoài khuỷu tay.

+      Bầm máu ở mặt ngoài khuỷu tay.

  • Cận lâm sàng:

+      X-quang khuỷu thẳng, nghiêng.

2. Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và X-quang

  • Phân loại theo vị trí đường gãy:

+      Milch I: đường gãy đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến rãnh lồi cầu – ròng rọc.

+      Milch II: đường gãy đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến ròng rọc.

Phân loại theo vị trí đường gãy
Phân loại theo vị trí đường gãy

 

– Phân loại theo sự di lệch:

+      Loại 1: không di lệch, đường gãy đi đến vùng sụn khớp khuỷu nhưng sụn khớp còn nguyên

+      Loại 2: di lệch mức độ trung bình, trên X-quang mặt gãy cách xa >2mm

+      Loại 3: di lệch hoàn toàn, có thể mặt gãy lật ra ngoài

Phân loại theo sự di lệch
Phân loại theo sự di lệch

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Lành xương vững chắc
  • Giữ được tầm vận động khớp khuỷu
  • Giữ được góc mang

2. Điều trị trước phẫu thuật

  • Nẹp cố định tay bị gãy.
  • Hỗ trợ  thuốc  giảm  đau:  Paracetamol  đặt  hậu  môn  10  – 15mg/kg.
  • Kháng sinh dự phòng Cefazolin trong trường hợp phẫu thuật

3. Điều trị gãy lồi cầu ngoài

  • Loại 1: được điều trị bảo tồn bằng cách bó bột cánh bàn tay với tư thế khuỷu gấp 90o độ hoặc xuyên kim dưới C- arm nếu có máy.
  • Loại 2: được điều trị bằng nắn kín ổ gãy dưới C- arm và xuyên kim qua da trong cấp cứu
  • Loại 3: đây là loại gãy không vững nên cần phải mổ cấp cứu để kết hợp xương gãy.

4. Điều trị sau phẫu thuật

  • Thuốc giảm đau Paracetamol đường uống
  • Kháng sinh chích 5 ngày nếu mổ mở.
  • Xuất viện ngày hôm sau nếu xuyên đinh kín dưới máy C-am

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  • X- quang khuỷu kiểm tra tuần 1 và tuần 3
  • Rút đinh sau 6 – 8 tuần
  • Tập vật lý trị liệu để lấy lại tầm vận động khớp khuỷ

V.   BIẾN CHỨNG

  • Liệt muộn thần kinh
  • Khớp giả.
  • Cal lệch

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

4 Comments

  1. bé nhà mình 3tuoi và bị 3 tuần nay rồi vì o phát hiện được sơm. cho mình hỏi là để lâu như thế mới chữa liệu có biến chứng gì không ạ?

    Reply
    1. Author

      chào bạn. nếu không được nắn chỉnh xương gãy có thể hình thành can xương và ảnh hưởng đến hình dạng xương sau này.

      Reply
  2. bác sĩ cho hỏi, cháu 17 tuổi, do choi vat tay nen bi vo loi cau xuong canh tay, benh vien k nan lai xuong ma bo bot luon, gio xuong mat hinh dang va khong co gian binh thuong duoc, theo bac si co can di mo roi nan lai xuong k a? chau bi dc 3 tuan roi ma gio tay van con dau va k duoi hoac gap lai dc?

    Reply
  3. Con em dc 31 thang, chau bi gay cau loi loai 2. Bac si da mo va co xuyen 2 dinh. Den nay da dc 2thang. Tay chau sau khi thao nep co cuc loi o khuu lon hon tay binh thuong con lai va co duoi han che. Vay chau co bi sao k? Va can lam j?

    Reply

Trả lời Nguyen Duc Phuong Hủy