Chẩn đoán và điều trị Gãy cổ xương đùi

Bệnh ngoại khoa

Gãy cổ xương đùi là gãy phần cổ giải phẩu xương đùi, nằm trong bao khớp háng. Loại gãy thường gặp ở người già, lâu lành , có nhiều biến chứng.

1. Chẩn đoán

Lâm  sàng:

  • Triệu chứng cơ năng:

Người bệnh than đau ở háng hay ở gối, sau khi té.

  • Triệu chứng thực thể:
    • Chân đau xoay ngoài và ngắn ( khi gãy có di lệch).
    • Không có vết bầm vùng háng.
    • Ấn đau chói vùng trước háng ( ngay trước cổ xương đùi).
    • Đau ở háng khi gỏ dồn ở gót chân.

Cận lâm  sàng:

X Quang khung chậu thẳng ( qua 2 khớp háng):

  • Tư thế: 2 bàn chân xoay trong 150 .
  • Hình ảnh: Mất liên tục cung cổ bịt. Khoảng cách từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn ngắn lại khi mấu chuyển di lệch lên trên.

X Quang cổ xương đùi nghiêng:

  • Tư thế: Kiểu chân ếch (Khi đầu đèn không xoay được) .
  • Hình ảnh: Mất liên tục các sớ xương và vỏ xương vùng cổ xương đùi.

CT Scanner: Có ích trong chẩn đoán phân biệt gãy xương bệnh lý. M.R.I: Cho biết tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.

2. Phân loại theo GARDEN (1961):

Đây là cách phân loại thông dụng trong gãy cổ xương đùi, dựa vào độ lệch giữa 2 mặt gãy trên phim X Quang,

  • Độ 1: Gãy cài nhau , trong tư thế dạng, không di lệch.
  • Độ 2: Gãy hoàn toàn , không di lệch.
  • Độ 3: 2 mặt gãy còn chạm nhau, di lệch vừa
  • Độ 4: 2 mặt gãy rời nhau, di lệch nhiều.

3. Điều trị

Sơ cứu:  Bột chống xoay hay nẹp vải chống xoay với chân dang 150 , gối gấp 100. Gãy cổ xương đùi mới, người trẻ :

Kết hợp xương ngoài bao khớp, dưới màn tăng sáng (C.Arm) .

  • Đặt 2- 3 vít xốp rổng.

– Hay xuyên 2- 3 đinh Knowles .

Gãy cổ xương đùi người lớn tuổi:

Thay chỏm xương đùi nhân tạo hay thay khớp háng toàn phần có xi măng.

Gãy cũ cổ xương đùi kèm hoại tử chỏm xương đùi:

  • Người trẻ có xương ổ cối và vùng mấu chuyển còn thấy rõ bẹ xương (không loãng xương): Thay khớp háng bán phần hay toàn phần không xi măng.
  • Người bệnh có loãng xương: Thay khớp háng toàn phần có xi măng.
    • Kháng sinh:
      • Trước mổ: cephalosporin thế hệ III 2g TM trước mổ 30 phút.
      • Sau mổ: cephalosporin thế hệ III 1g x 3 lần /ngày x 7 ngày.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận