Chấn thương thận kín – triệu chứng, xử trí

Bệnh ngoại khoa

Chấn thương thận kín là một trường hợp thận bị tổn tương nhưng thành bụng hay thành lưng không bị thủng.

I. Lâm sàng:

Tiểu ra máu: máu đỏ đều trong 3ly, hoặc có máu cục trong lòng bàng quang.

Hố thắt lưng đầy và đau.

Phản ứng thành bụng ở nửa bên bụng chấn thương.

Triệu chứng toàn thân: mất máu, da niêm nhạt, mạch nhanh, HA hạ.

II. Cận lâm sàng:

  1. Xét nghiệm máu:

Theo dõi HC, Hct, TQ, TCK.  BUN, Creatinine.

  1. Siêu âm rất cần thiết trong trường hợp máu chảy nhiều, HA thấp, không làm UIV được:

Siêu âm giúp xác định độ to khối máu tụ, có dịch trong ổ bụng hay không, có các tổn thương kèm theo như vỡ gan vỡ lách hay không, nhất là khảo xác được thận đối diện như thế nào.

Siêu âm còn giúp theo dõi diễn biến của khối máu tụ.

  1. CT Scanner bụng có cản quang: có giá trị chẩn đoán và xử trí

III. Điều trị:

Công tác điều trị nhằm 3 mục đích chính:

  • Cầm máu.
  • Bảo tồn thận nếu có thể được.
  • Tránh các di chứng.

1. Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa trong những trường hợp diễn biến thuận lợi không choáng hoặc bệnh choáng nhẹ sau khi truyền 500ml máu bệnh nhân hồi phục dần, tiểu máu bớt dần, khối máu tụ giãm dần, bụng hết chướng hết đau.

  • Hồi sức, truyền máu bù khối lượng máu mất.
  • Cho kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Để bệnh bất động đến khi hết tiểu máu.
  • Cho thuốc cầm máu.

2. Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định gồm các trường hợp sau:

  • Trường hợp chỉ định rõ ràng:

Trường hợp nặng: có máu cục trong bàng quang, khối máu tụ quanh thận lớn, choáng nặng không phục hồi sau khi truyền máu phải mổ sớm.

Những trường hợp có các thương tổn trong ổ bụng kèm theo đòi hỏi phải mổ cấp cứu.

  • Những trường hợp chỉ định mổ có thảo luận:

Đây là những trường hợp khối máu tụ quanh thận trung bình, nước tiểu đỏ nhưng không có máu cục đọng lại trong bàng quang và sau khi truyền 500ml máu tình trạng bệnh nhân trở lại ổn định theo dõi sau đó phát hiện tiểu máu kéo dài, trên hình UIV có thương tổn ở thận, bệnh nhân có hiện tượng thiếu máu thì nên mổ vào thời điểm ngày thứ 07 đến ngày thứ 14 sau chấn thương.

Điều trị ngoại khoa gồm có:

  • Lấy máu cục và dẫn lưu ổ máu tụ.
  • Khâu buộc các mạch máu còn đang chảy.
  • Khâu lại chủ mô thận.
  • Cắt thận bán phần nếu có một cực thận bị dập nát.
  • Khâu lại niệu quản, bể thận nếu có tổn thương.
  • Trong trường hợp bị đứt động mạch thận có thể khâu lại động mạch thận nếu bệnh đến sớm và thận có thể hồi phục được.

Cắt bỏ thận để cầm máu nếu thận bị dập nát không còn bảo tồn được và thận còn lại hoạt động tốt.

3. Trường hợp đặc biệt:

Đây là trường hợp phải mở bụng với các tổn thương vỡ gan, vỡ lách hay vỡ tạng rỗng sau khi mở ổ bụng phát hiện thêm có khối máu tụ quanh thận do chấn thương.

Thông thường xử trí như sau (theo Siffre):

  • Nếu thấy khối máu tụ sau phúc mạc không to lắm chưa đẩy đại tràng ra phía trước thì để yên theo dõi tiếp, xem như chấn thương thận kín đơn thuần.
  • Nếu khối máu tụ to dần và HA hạ không ổn định:
    • Giải quyết các thương tổn của các phủ tạng trong ổ bụng, đảm bảo các tạng trong ổ bụng không còn chảy máu.
    • Kiểm tra thận bên đối diện và đi vào hố thận xử lý thương tổn thận.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận