U lympho ác tính không phải Hodgkin

Bệnh máu

Tên khác: lymphosarcom

Định nghĩa

Bệnh máu đặc hiệu bởi sự sinh sản bất thường của những tế bào thuộc hệ thống lympho lưới, tuy không mang tính chất của bệnh bạch cầu, nhưng có xu hướng lan tràn ra khắp cơ thể.

Sự khác biệt chủ yếu của u lympho ác tính không phải Hodgkin với bệnh Hodgkin là về mô học: trong các u lympho ác tính không phải Hodgkin, không có những tế bào Sternberg.

Căn nguyên

Nguồn gốc của sự sinh sản không bình thường của những tế bào lưới và/hoặc tế bào lympho chưa được rõ. Tuy nhiên, người ta đã phân lập được virus Epstein- Barr trong một số u lympho tế bào B và một retrovirus mang tên HTLV-I (Human T Cell Lymphotropic Virus: Virus Hướng tế bào Lympho T Người) cũng từ một số loại u lympho (xem phần dưới: u lympho bào T đa hình). Người ta đã thấy tần suất của những u lympho không phải Hodgkin tăng lên ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc đã được điều trị ung thư bằng liệu pháp hoá chất hoặc bức xạ. Trong các bệnh u lympho, có thể mới đầu các tế bào lympho chỉ sinh sản tại chỗ, rồi sau mới lan toả, trong khi ở bệnh bạch cầu thì sự sinh sản tế bào lan rộng ngay, và những tế bào bệnh, không bình thường, xâm nhập và lan tràn rất sớm vào tủy xương, vào máu, và tới các cơ quan khác.

Phân loại

ÁC TÍNH THẤP (thời gian sống thêm từ 5 đến 10 năm):

  • U lympho tế bào nhỏ (B) lan toả: khu trú hạch của bệnh bạch cầu lympho mạn tính hoặc bệnh macroglobulin huyết.
  • U nốt (cục) tế bào nhỏ (B) có khiía: chuyển vị (14 ; 18)
  • U hỗn hợp tế bào nhỏ và lớn (B): chuyển vị (14; 18), hội chứng thể ba, các nhiễm sắc thể 3, 7, và 8.

ÁC TÍNH TRUNG BÌNH (thời gian sống thêm từ 2 đến 5 năm)

  • U lan toả tế bào lớn (B): hội chứng thể ba, các nhiễm sắc thể 7, và 12.
  • U hỗn hợp tế bào nhỏ và lớn ( B hoặc T): thường hay tác động đến màng não. Hội chứng thể ba, nhiễm sắc thể 3.
  • U nguyên bào miễn dịch (B hoặc T): thường là thứ phát sau khi bị ức chế miễn dịch hoặc sau khi ghép tạng.

ÁC TÍNH CAO (thời gian sống thêm < 2 năm):

  • U nguyên bào lympho (T): thường hay diễn biến thành bệnh bạch cầu.
  • U lympho Burkitt: (xem bệnh này).

Thuật ngữ “bệnh Brill-Symmer” và thuật ngữ ” u lympho nang khổng lồ” trước đây dùng để chỉ những thể nốt (hay thể cục), hiện nay đã bỏ không dùng.

NHỮNG THỂ NGOẠI HẠCH: sinh sản tế bào lympho có thể xuất phát từ những mô bạch huyết ở niêm mạc (MALT hoặc Mucosa Associated Lymphoid Tissue: Mô Lympho Liên kết với Niêm mạc) hoặc ở khí quản (BALT hoặc Bronchial Associated Lymphoid Tisue: Mô Lympho Liên kết với Phế quản).

U LYMPHO KẾT Hộp với AIDS: thường có sưng hạch bạch huyết toàn thân xảy ra trưổc. Cũng đã có báo cáo về khu trú nguyên phát ở hệ thống thần kinh.

Triệu chứng

Những biểu hiện lâm sàng tương tự như biểu hiện của bệnh Họdgkin, đặc biệt là:

  • Thiếu máu, sốt không rõ nguyên nhân, ra mồ hôi ban đêm, suy nhược, sút cân ngày càng nhiều.
  • Sưng hạch bạch huyết nông (trong 2/3 số trường hợp): hạch rắn, không đau, dính vào các mô xung quanh, thường là các hạch ở vùng cổ ở một bên, đôi khi sưng nhiều hạch.
  • Sưng hạch bạch huyết trung thất (20% trường hợp). Có thể thấy hội chứng tĩnh mạch chủ trên.
  • Sưng hạch bạch huyết sau phúc mạc, hạch mạc treo ruột, hạch trong khung chậu bé (tiểu khung).
  • Những khu trú khác của bệnh: gan lách to, tổn thương xương, tổn thương da, khối u ở amiđan, tổn thương nhiều chỗ ở đường dạ dày-ruột.

(Về các giai đoạn lâm sàng, xem: bệnh Hodgkin).

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Sinh thiết hạch bạch huyết: u lympho ác tính không phải Hodgkin chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm tế bào và mô học để xác định typ. Ngoài ra, có thể làm xét nghiệm miễn dịch-mô và tế bào-di truyền học.
  • Huyết đồ, tốc độ lắng máu, và tủy đồ đều có ích.

Chẩn đoán phân biệt: xem bệnh Hodgkin.

Biến chứng

Những u lympho ác tính có thể xâm lấm ngày càng nhiều vào toàn bộ mô bạch huyết. Có thể thấy bệnh nhân bị suy tuỷ, thiếu máu tan huyết tự miễn, vàng da, và những rối loạn thần kinh.

Tiên lượng

Phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng, vào typ mô học và miễn dịch của u lympho. Trong một nửa số trường hợp được điều trị, bệnh thuyên giảm hoàn toàn với thời gian sống thêm trung bình 5 năm. Nói chung, tiên lượng đối với những thể lympho bào rất biệt hoá thường tốt hơn, so với những thể mô bào. Tuy nhiên, những thể mô bào lại có tiên lượng tốt (thời gian sống thêm kéo dài trong 75% trường hợp được điều trị) chỉ khi nào bệnh thuyên giảm hoàn toàn ngay trong đợt điều trị đầu tiên, nếu bệnh không thuyên giảm thì thời gian sống thêm chỉ dưới một năm.

Điều trị

Cần thực hiện ở cơ sở chuyên sâu, sau khi đã chẩn đoán được typ miễn dịch-mô học và tổng kết được mức độ lan rộng và ảnh hưởng toàn thân của bệnh.

LIỆU PHÁP BỨC XẠ: rộng (tối đa là 2.500 rad), cả trên và dưới cơ hoành, kết hợp với liệu pháp hoá chất. Liệu pháp bức xạ chọn lọc có ích trong trường hợp bệnh có những khu trú gây chèn ép.

LIỆU PHÁP HOÁ CHẤT: nhiều phác đồ đã được đề xuất, ví dụ những phác đồ sau đây:

  • Liệu pháp đa hoá chất kiểu CVP: cyclophosphamid (15 mg/kg tiêm tĩnh mạch vào ngày đầu tiên), vincristin (0,025 mg/kg tiêm tĩnh mạch vào ngày đầu tiên), prednisone (0,6 mg/kg uông trong 5 ngày). Từ ngày thứ 6 tối 21 nghỉ điều trị. Tối ngày thứ 22 thì điều trị lại với liều cyclophosphamid và vincristin đầu tiên. Bắt đầu từ ngày thứ 42 thì nhắc lại chu kỳ điều trị như trên (nhắc lại như thế từ 4-6 lần).
  • Liệu pháp hoá chất kiểu CHOP: trong 5 ngày, cyclophosphamid (750 mg/m2, mỗi ngày một lần), doxorubicin (50 mg/m2 mỗi ngày một lần), vincristin (2 mg tiêm tĩnh mạch một lần duy nhất vào ngày đầu tiên), và prednisone (100 mg uống mỗi ngày một lần). Nhắc lại chu kỳ này hàng tháng trong vòng 6 tháng liền. Phác đồ này sử dụng cho những thể kháng thuốc kể trên và cho những u lympho thuộc typ mô bào lan toả.
  • Interferon alfa: sử dụng điều trị những u lympho ác tính thấp.

KHÔNG ĐIỀU TRỊ: được đề nghị cho những thể ác tính thấp và không gây đau, nhất là với bệnh nhân già. ở những bệnh nhân SIDA liệu pháp đa hoá chất bị hạn chế bởi khả năng dung nạp kém.

 

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận