Thiếu Máu Ở Trẻ Em – Chẩn đoán và điều trị

Bệnh máu

THIẾU MÁU CẤP TÍNH DO MAT MÁU TRƯỚC SINH: đặc hiệu bởi hàm lượng hemoglobin < 14g/100ml và thường do chảy máu sản khoa với lượng máu lớn (rau tiền đạo, vỡ một mạch máu của rau thai, V..V..) hoặc do tan máu.

Một trường hợp đặc biệt của thể thiếu máu trẻ em là hội chứng “bên cho-bên nhận”, xảy ra khi hai trẻ song sinh đồng hợp tử có một mạch nối tiếp giữa những phần khác nhau trong cùng một rau thai (thai đơn rau), do đó hình thành quá trình truyền máu lâu ngày từ một thai song sinh này, coi như người cho máu nên bị thiếu máu, sang thai kia coi như người nhận máu nên bị chứng đa huyết.

THIẾU MÁU SƠ SINH: là một thể quá mức của thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh (bình thường hàm lượng hemoglobin giảm từ 14 g/dl vào lúc sinh xuống còn 10 g/dl vào các tháng thứ 2 và 3). Nếu hàm lượng hemoglobin thấp dưới 7-8 mg/dl thì phải truyền máu.

THIẾU MÁU THIẾU SẮT: hiếm thấy trước 3 tháng tuổi và sau 3 năm tuổi, dễ xảy ra hơn khi lượng sắt dự trữ của người mẹ không đủ, thời kỳ cho bú quá dài, trẻ bị mất máu kín đáo (bệnh ruột, bệnh -giun kim) và do nhiễm khuẩn (nhu cầu về sắt tăng)

THIẾU MÁU NGUYÊN BÀO SẮT Di TRUYỀN

THIẾU MÁU DO THIẾU ACID FOLIC: thể này hay xảy ra và nguyên nhân hay gặp nhất là thực phẩm không cung cấp không đủ acid folic (và thường là không đủ cả acid ascorbic), thấy ở bệnh nhi suy dinh dưỡng và bệnh Kwashiorkor.

THIẾU MÁU ÁC TÍNH ở THIẾU NIÊN: thể bẩm sinh là do thiếu yếu tố nội tại. Những thể thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác thì thường do thiếu vitamin B12 vì kém hấp thu.

THIẾU MÁU GIẢM SẢN BẨM SINH: hoặc hội chứng Blackfan-Diamond.

THIẾU MÁU FANCONI: hoặc thiếu máu giả ác tính

THIẾU MÁU TAN MÁU BẨM SINH

  1. Tăng nguyên hồng cầu phôi thai: (không phù hợp mô giữa máu mẹ và máu thai nhi)
  2. Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền.
  3. Hội chứng Bassen-Kornzweig (giảm beta-lipoprotein-huyết gia đình): là bệnh di truyền hiếm gặp, di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn, và chỉ có biểu hiện lâm sàng ở những đối tượng đồng hơp tử. Hội chứng có những đặc điểm là bệnh nhi bị thiếu máu hồng cầu gai (hồng cầu hình con cầu gai, còn gọi là nhím biển), mắc chứng thất điều, viêm võng mạc sắc tố, và không có beta-lipoprotein.
  4. Đặc nhân tế bào ở trẻ em: một thể thiếu máu tan huyết biểu hiện ở cuối tuần đầu sau khi sinh, và khỏi tự nhiên sau 2-3 tuần. Trong máu ngoại vi có một số lớn (trên 6%) những hồng cầu dày, giống với hồng cầu gai. Căn nguyên chưa được biết rõ, test Coombs âm tính.

Rối loạn phân giải glucose trong hồng cầu (bệnh hồng cầu hình cầu không di truyền): do thiếu hụt một số enzym, trong số đó người ta phân biệt các typ sau:

+ Typ Dacie I (hồng cầu tự tan, sau thời gian ủ 48 giờ ở nhiệt độ 37°c thì tự tan máu sẽ tăng lên và không sửa chữa được bằng glucose), rối loạn thuộc typ này là do thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase.

+ Typ Dacie II (hồng cầu tự tan có thể sửa chữa được bằng glucose), là do thiếu hụt enzym pyruvat-kinase.

+ Thiếu hụt pyruvat-kinase biểu hiện ở trẻ sơ sinh (chứng tăng bilirubin huyết sơ sinh) hoặc trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, thường có kèm theo vàng da tan máu và lách to.

+ Thiếu hụt bẩm sinh enzym G6PD chỉ kèm theo tan máu khi nào cho trẻ dùng một số loại thuốc nào đó.

Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do điều trị bằng vitamin K tổng hợp: nếu cho liều lượng lớn vitamin K tổng hợp vào những ngày đầu sau khi sinh thì mặc dù trẻ không bị thiếu hụt glucose- 6-phosphat dehydrogenase, cũng có thể gâỵ ra thiếu máu tan máu. Có thể tránh tai biến này bằng cách giới hạn tổng liều vitamin K tổng hợp ở mức 1mg hoặc thay thế bằng vitamin K1.

Các bệnh hemoglobin.

THIẾU MÁỤ TAN MÁU MẮC PHẢI

  1. Thiếu máu tan máu tự miễn: hiếm gặp ở trẻ dưới 4 tháng tuổi, khá hay thấy ở trẻ trên 3 năm tuổi. Test Coombs trực tiếp dương tính.
  2. Thiếu máu tan máu cấp tính mắc phải (thiếu máu Lederer): thiếu máu tan máu cấp tính, thường được khởi động bởi một hoàn cảnh viêm nhiễm. Test Coombs trực tiếp dương tính. Thường khỏi tự nhiên.
  3. Những thể thiếu máu tan máu mắc phải khác: có thể gây ra bởi: nhiễm Bartonella bacilliformis, Clostridium perfringens, Escheri­chia collvà những mầm bệnh khác. Những trường hợp thiếu máu do chấn thương hồng cầu có thể xảy ra sau những can thiệp để điều trị dị tật van tim bẩm sinh hoặc thay van tim giả.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận