Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập

Bệnh mắt

1. ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương đụng dập có thể gây tăng nhãn áp theo nhiều cơ chế khác nhau. Mắt bị chấn thương có nhãn áp cao trên 24mmHg (theo nhãn áp Maclakov). Tăng nhãn áp có thể gây tổn hại thị thần kinh không có khả năng hồi phục, lõm đĩa thị, thu hẹp thị trường.

2. NGUYÊN NHÂN

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện cấp tính, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn, mãn tính.

  • Viêm màng bồ đào sau chấn thương đụng dập.
  • Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dich kính, nội nhãn.
  • Sa lệch thể thuỷ tinh, đặc biết sa thể thuỷ tinh ra tiền phòng gây tăng nhãn áp cấp tính, dịch kính ở tiền phòng, nghẽn đồng tử.
  • Tổn thương góc tiền phòng: lùi góc tiền phòng, chấn thương vùng bè, rách vùng bè, rách thể
  • Tắc nghẽn vùng bè do tế bào máu, tế bào viêm, chất thể thuỷ tinh, dịch kính.
  • Tăng nhãn áp muộn xuất hiện sau một thời gian bị chấn thương đã lâu do dính ở chu biên, dính đồng tử, lệch thể thuỷ tinh, dịch kính ở tiền phòng, viêm mạn tính.

3. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng:

  • Triệu chứng cơ năng

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện sớm hoặc muộn ngay sau chấn thương hoặc sau chấn thương một thời gian. Các triệu chứng có khi xuất hiện không điển hình (phụ thuộc vào từng bệnh nhân).

Đau nhức mắt, có thể đau nửa đầu cùng bên.

Buồn nôn, nôn.

Nhãn áp trên 24 mmHg (Maclakov – quả cân 10 gr).

Giảm thị lực.

  • Triệu chứng thực thể :

Cương tụ rìa.

Phù giác mạc .

Đồng tử thường giãn.

Các tổn thương phối hợp thường gặp :

Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn.

Sa lệch thể thuỷ tinh, rung rinh mống mắt, đứt chân mống mắt, có thể có nghẽn đồng tử .

Cận lâm sàng

  • Khám OCT phần sau nhãn cầu, đánh giá tổn thương thị thần kinh, OCT phần trước nhãn cầu đánh giá thể thuỷ tinh, tiền phòng, mống mắt.
  • Khám siêu âm: đánh giá dịch kính, võng mạc, hốc mắt.
  • Khám siêu âm sinh hiển vi (UBM) có thể đánh giá các tổn thương như lệch thể thuỷ tinh, đứt dây ..
  • Tổn thương góc tiền phòng: góc đóng hoặc lùi góc, dính góc…
  • Tăng nhãn áp đã lâu có thể thấy : thu hẹp thị trường, lõm đĩa rộng.

Chẩn đoán xác định

  • Tiền sử có chấn thương mắt.
  • Căn cứ vào khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm đo nhãn áp, đo thị trường.

Chẩn đoán phân biệt

  • Glôcôm nguyên phát
  • Tăng nhãn áp do các nguyên nhân khác: glôcôm thứ phát do Coctison, do đái tháo đường…

4. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

  • Phải điều trị nội khoa trước tiên, nếu nhãn áp không điều chỉnh sau một thời gian thì cân nhắc phẫu thuật. Không được chỉ đinh phẫu thuật sớm ngay sau khi bị chấn thương để hạ nhãn áp khi chưa điều trị nội khoa, trừ khi có sa thể thuỷ tinh ra tiền phòng.
  • Tìm nguyên nhân gây tăng nhãn áp để điều trị.
  • Điều trị ngoại khoa khi cần thiết.

Điều trị cụ thể

  • chống viêm, tiêu máu, hạ nhãn áp, giảm phù, an thần.

+    Chống viêm:

  1. Tại chỗ: tra mắt : dung dịch steroid, thuốc chống viêm không
  2. Toàn thân : prednisolon 1mg/1kg cân nặng/ ngày.

+    Tiêu máu: điều trị  theo phác đồ điều trị xuất huyết tiền phòng và xuất huyết nội nhãn (xem bài Xuất huyết tiền phòng, nội nhãn sau chấn thương).

+    Thuốc hạ nhãn áp :

  1. Tra thuốc ức chế beta.
  2. Trong trường hợp tăng nhãn áp muộn (sau chấn thương 1 tháng) có thể dùng thuốc nhóm Prostagladin.

Nếu nhãn áp không điều chỉnh bằng thuốc tra: có thể uống Acetazolamid 0, 25g x 2 viên / ngày và phối hợp điều trị với thuốc chống rối loạn điện giải (Kaleorid 0,6g : 1- 2 viên / ngày).

Trong quá trình điều trị cần theo dõi đo nhãn áp để kiểm tra.

  • Giảm phù:  Tra  nước  muối  5%  4  lần/ngày.  Uống  thuốc  giảm  phù (Alphachoay 2 viên/ngày).
  • Tăng sức đề kháng và dinh dưỡng.
  • An thần giảm đau.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập là bệnh cảnh có cơ chế phức tạp do cùng một lúc gây nên bởi nhiều tổn thương phối hợp, vì vậy cần phải theo dõi sát sao và điều tri thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định. Thị lực thường giảm nhiều do kèm theo các tổn thương phối hợp .

Có khi phải phẫu thuật nhiều lần : lỗ dò, quang đông, đặt van dẫn lưu

Biến chứng :

  • Teo thị thần kinh
  • Đau nhức mắt
  • Giãn lồi củng mạc .
  • Mất chức năng.

6. PHÒNG BỆNH

  • Tuyên truyền giáo dục cho người dân biết cách phòng chấn thương mắt, đặc biệt đối với các cháu học sinh
  • Cần khám định kỳ kiểm tra theo dõi nhãn áp trên bệnh nhân có tiền sử chấn thương, tiền sử tăng nhãn áp sau chấn thương, lùi góc tiền phòng sau chấn thương, để kịp thời điều trị trước khi xảy ra các biến chứng không còn khả năng điều trị như loạn dưỡng giác mạc, lõm đĩa rộng, mất chức năng.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận