Glôcôm

Bệnh mắt

Định nghĩa

Bệnh nhãn cầu có tăng áp lực nội nhãn (> 22mm Hg), sờ thấy cầu mắt rắn, dây thần kinh thị giác bị teo dần (gai mắt bị thụt vào), trường nhìn bị thu hẹp, thị lực giảm và có thểbịmù hoàn toàn.

Từ glôcôm là do mắt có ánh xanh lục khi bị tăng nhãn áp cấp tính.

GLÔCÔM GÓC HẸP CẤP

Căn nguyên: tăng áp lực cấp tính trong nhãn cầu do góc tiền phòng (góc mống mắt – giác mạc) bị đóng lại, cản trở sự lưu chuyển của thuỷ dịch. Cần chú ý là 1% số người trên 40 tuổi có góc tiền phòng hẹp nhưng không bị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, glôcôm có thể xảy ra ở những người này khi nhỏ vào mắt thuốc gây giãn đồng tử hoặc thuốc gây liệt cơ thể mi, khi dùng các thuốc atropin hoặc kháng cholin (thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm ba vòng) theo đường toàn thân. Nồng độ adrenalin tăng trong máu; ví dụ, trong stress, có thể làm giãn đồng tử và gây glôcôm cấp ở những người này.

Triệu chứng

Glôcôm cấp là một cấp cứu nhãn khoa.

  • Đau ở vùng trán, lan ra nửa đầu, khó chịu, buồn nôn và nôn.
  • Mắt bị đỏ, giác mạc đục, đồng tử giãn nhiều hoặc ít và không đáp ứng với ánh sáng.
  • Thị lực một bên mắt giảm, nhìn thấy quầng màu do giác mạc bị phù.
  • Nhãn cầu rắn, đo nhãn áp ở giai đoạn cấp tính thấy áp suất cao hơn 40 mm Hg (giá trị bình thường: 10 – 20 mmHg).
  • Soi góc tiền phòng (khám góc mống mắt – giác mạc bằng kính tiếp xúc đặc biệt) thấy góc bị hẹp.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm kết mạc, viêm mống mắt – thể mi cấp, giác mạc bị bào mòn, nhất là sau gây mê toàn thân.

Tiên lượng

Nếu không nhanh chóng đưa nhãn áp về bình thường thì sẽ bị mù vĩnh viễn 2 – 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng (teo dây thần kinh thị giác).

Điều trị

  • Tiêm tĩnh mạch 50 mg acetazolamid để làm giảm sự tạo thành thể dịch.
  • Phải làm giảm nhãn áp bằng cách nhỏ thuốc làm co đồng tử. Ví dụ; cứ 10 phút lại nhỏ dung dịch pilocarpin 2% vào hai mắt. Thực vậy, vì glôcôm cấp xảy ra ở người có tiền phòng vốn hẹp nên cần phải tránh cho mắt bên kia bị tăng áp. Khi đã gây co đồng tử đủ rồi thì cứ 4 giờ lại nhỏ pilocarpin một lần.
  • Nếu nhãn áp không giảm, phải nhập viện và truyền mannitol; sau đó cắt lỗ mông mắt ngoại vi bằng phẫu thuật hoặc bằng Nếu can thiệp ngay trong vòng 12 – 48 giờ đầu thì thường có thể khỏi hoàn toàn. Theo dõi và nếu cần thì can thiệp với mắt bên kia.

GLÔCÔM MẠN TÍNH GÓC MỞ

Là thể hay gặp nhất; góc được tạo thành giữa mống mắt và giác mạc rộng. Nhãn áp tăng ở cả hai bên do thể dịch giảm lưu thông.

Bệnh di truyền có nhiều yếu tố) Ngược với glôcôm cấp góc hẹp, không có chống chỉ định dùng các thuốc loại atropin (tại chỗ và toàn thân) đối với glôcôm kiểu này.

Triệu chứng

Khởi phát kín đáo, không có triệu chứng ở người già.

Trường nhìn bị thu hẹp từ từ, thị lực giảm dần trong nhiều năm.

Chỉ thấy quầng quanh nguồn sáng khi nhãn áp rất cao.

Khám mắt

Đo nhãn áp:nhãn áp tăng vừa phải (20 – 30 mmHg), cần chú ý là nhãn áp chịu ảnh hưởng của của nhiều yếu tố và nếu chỉ đo một lần thì không có giá trị. Có thể nhãn áp chỉ cao vào ban đêm.

Khám đáy mắt: thấy gai thị bị teo và lõm xuống (dấu hiệu điên hình, có sớm).

Khám trường nhìn:trường nhìn bị thu hẹp, cần theo dõi đều đặn.

Khám góc tiền phòng:góc mở rộng, có thể nhìn thấy bè củng mạc, đường Schwalbe và một phần thể mi.

Tăng sức cản dòng chảy bên trong nhãn cầu.

Tiên lượng

Nếu không được điều trị, glôcôm bị từ năm 40 tuổi sẽ tiến triển tới mù loà do teo dần dây thị giác sau khoảng 20 năm. Ngược lại, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì thị giác được bảo tồn ở phần lớn bệnh nhân.

Điều trị

NỘI KHOA:

  • Thuốc gây co đồng tử:nhỏ thuốíc nước có chất chẹn beta mỗi ngày 2 lần (trừ trường hợp bị hen hoặc bị bệnh tim) hoặc nhỏ pilocarpin 1- 2% (co đồng tử và mất khả năng điều tíêt nhìn xa-gần) hoặc nhỏ dung dịch adrenalin (gây đau nhãn cầu).
  • Acetazolamid:250 – 500 mg/ngày, chia hai lần (vào các bữa ăn) để làm giảm tiết thể dịch, ăn chế độ nhiều rau quả (để bù lượng kali bị mất) và bù đủ nước.

Điều trị huyết áp cao (huyết áp giảm quá nhanh có thể làm glôcôm nặng thêm), tiểu đường, rối loạn nội tiết nếu có.

NGOẠI KHOA: khám đều đặn, đo nhãn áp mỗi năm một lần ở người trên 40 tuổi và ở người trẻ thuộc các gia đình có người bị glôcôm.

GHI CHÚ – Có những thể glôcôm khác:

GLÔCÔM BẨM SINH: hay mắt úng thuỷ là dị dạng của góc tiền phòng, làm tăng nhãn áp ở cả hai bên mắt trẻ còn bú hoặc trẻ nhỏ. Thể tích mắt của trẻ to, đồng tử giãn và bất động, dây thần kinh thị giác bị tổn thương từ từ và dẫn đến mù. Biện pháp duy nhất để có thể bảo tồn thị giác là mổ sớm.

GLÔCÔM THỨ PHÁT: mọi bệnh bên trong nhãn cầu gây cản trở dòng chảy của thể dịch, nhất là viêm mỐng mắt – thể mi, ít gặp hơn là tắc tĩnh mạch nhãn cầu, xuất huyết và khối u trong nhãn cầu cũng có thể làm tăng nhãn áp và gây ra glôcôm thứ phát. Điều trị: điều trị căn nguyên.

GLÔCÔM DO CORTICOID: gặp ở một số người dùng corticoid kéo dài và dễ chịu tác dụng của corticoid.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận