Đục thủy tinh thể

Bệnh mắt

Định nghĩa: nhân mắt bị mờ đục.

Căn nguyên

Người già: là thể hay gặp nhất, thường bị cả hai bên. Khám bằng đèn khe thấy nhân mắt của phần lớn người trên 50 tuổi ít nhiều có bị đục.

Bẩm sinh: có ngay từ lúc sinh. Đục nhân mắt có thể là do di truyền (rối loạn thể nhiễm sắc) hoặc do mẹ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn trong thời kỳ có mang (ví dụ, sốt phát ban) hoặc do bị bệnh rối loạn chuyển hoá (ví dụ, galactose huyết).

Mắc phải: chấn thương nhãn cầu hoặc ổ mắt, viêm màng bồ đào mạn tính, bị chiếu tia hoặc chiếu hồng ngoại.

Bệnh chuyển hoá: nhược năng cận giáp, tiểu đường, galactose niệu ở trẻ còn bú.

Nhiễm độc: dùng corticoid kéo dài (toàn thân hoặc tại chỗ), ngộ độc dinitrophenol.

Triệu chứng

  • Giảm thị lực từ từ và không đau. Mắt loá khi bị chiếu sáng thường gây cản trở nhiều, nhất là lái xe ban đêm. Dùng mắt thường chỉ thấy nhân mắt trắng đục khi đã bị nặng.
  • Bệnh càng tiến triển thì nhân mắt càng đục và cản trở việc khám đáy mắt. Khi mối chỉ có phần nhân của thuỷ tinh thể (đục nhân) hoặc đục ở lớp vỏ sau (đục dưới bao sau) thì chỉ thấy đục sau khi đã làm giãn đồng tử.

Xét nghiệm bổ sung: đo thị lực (dùng bảng Snellen), khám đáy mắt để loại trừ nguyên nhân do võng mạc hoặc do dây thần kinh thị giác, khám bằng đèn khe.

Điều trị

  • ở giai đoạn sớm, thuỷ tinh thể bị xơ hoá làm tăng độ khúc xạ nên gây cận thị. Dùng thấu kính để điều trị có thể tạm thời làm tăng thị lực.
  • Chưa có trị liệu nội khoa nào có tác dụng phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình đục thuỷ tinh thể.
  • Điều trị ngoại khoa:

+ Chỉ định: mổ là cách điều trị duy nhất có kết quả. Việc quyết định mổ dựa vào mức độ giảm thị lực, ảnh hưởng của đục thuỷ tinh thể lên thị giác, dựa vào tuổi bệnh nhân, vào tình trạng toàn thân và hoạt động của bệnh nhân.

+ Chống chỉ định: nhiễm khuẩn cấp ở mắt và ở miệng – họng, đang điều trị bằng thuốc chống đông hoặc thuỗc chống kết tụ tiểu cầu, suy tim mất bù, tiểu đường không ổn định. Bênh võng mạc do tiểu đường có nguy cơ bị nặng lên do mô đục thuỷ tinh thể.

+ Kỹ thuật: phương pháp lấy toàn bộ nhân mắt (lấy trong bao) đã bị bỏ. Gây tê tại chỗ và lấy đi các mẩu nhân mắt đã bị phá bởi siêu âm (lấy ngoài bao) và đặt thuỷ tinh thể mềm hoặc cứng vào trong bao để thay thế. Phải đợi hai tháng sau mổ, khi loạn thị đã ổn định mới cho đeo kính.

+ Biến chứng: thị lực kém sau khi mổ có thể là do thoái hoá ở điểm vàng, loạn dưỡng giác mạc hoặc do glô côm. Biến chứng hiếm gặp là đục thuỷ tinh thể thứ phát, bong võng mạc, viêm nhãn cầu.

Xem tiếp

Phẫu thuật đục thủy tinh thể

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận