Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu ở người cao tuổi

Bệnh lão khoa

Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp ở tĩnh mạch bắp chân, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu. Căn bệnh này có thể lan rộng từ tĩnh mạch ở cẳng chân đến tĩnh mạch kheo, tĩnh mạch đùi biểu hiện bệnh rất nặng nề. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật, người bệnh nặng nằm liệt giường lâu ngày, người bị suy tim, tai biến mạch máu não, người uống thuốc ngừa thai lâu dài, hút thuốc lá nhiều, người phải dùng các loại thuốc tăng đông máu thường xuyên. Người có cơ địa ung thư nhất là ung thư dạng coclenocarcinima ở các cơ quan tuyến tuỵ, tuyến vú, tiền liệt tuyến buồng trứng.

Biểu hiện của tình trạng viêm huyết khối tĩnh mạch sâu: Tại vùng tĩnh mạch bị viêm có thể thấy đau nhẹ ở mức độ âm ỉ đến đau thực sự nặng nề hơn. Đôi khi không đau nhưng người bệnh lại có

cảm giác bó chặt ở chân, nhất là khi đi lại nhiêu. Có thể bị sưng nhẹ ở bắp chân, các tĩnh mạch nông bị thổi phồng lên. Hiện tượng phù ở chân có thế kín đáo hay rõ rệt, da có thê bị tím nếu viêm tắc tĩnh mạch nặng. Nếu thấy có phản ứng co thắt động mạch da tại chỗ có thể sẽ bị xanh và lạnh.

Có lẽ phải đến 50% trường hợp người bệnh có viêm huyết khối tĩnh mạch sâu. Trong giai đoạn sớm, chân có tĩnh mạch bị viêm không hề có bất kỳ triệu chứng nào nhưng lại bị nghẽn động mạch phổi gây tắc mạch phổi có biểu hiện đau ngực dữ dội và cũng dễ tử vong.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng như có yếu tố thuận lợi gây viêm huyết khối tĩnh mạch sâu: sau khi mổ, bị ung thư, suy tim, bệnh nằm liệt giường và các biểu hiện khác như phù chân, đau chân.

Nên siêu âm mạch máu hai chiều (clopplev) vì đây là phương tiện giúp chẩn đoán nhanh không gây tổn hại thêm cho cơ thể người bệnh, đây là cách chẩn đoán với độ tin cậy cao, giúp xác định vị trí tĩnh mạch bị viêm tắc, kích thước các huyết khối.

Phòng ngừa và điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Khi nằm nghỉ kê chân cao hơn mặt giường khoảng 30 đến 50 cm, đầu gối hơi co nhẹ.
  • Hạn chế ngồi xổm, tập vận động nhẹ ở chân.
  • Dùng các loại thuốc chống đông máu: Heparin, Warfarin, Aspirin. Các loại thuốc này đều có chỉ định, liều dùng nghiêm ngặt.
  • Phẫu thuật thường được đặt ra trong những trường hợp viêm huyêt khôi tĩnh mạch sâu nặng.
  • Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây biến chứng thuyên tắc động mạch phối, suy tĩnh mạch mãn tính.

 

Bệnh lão khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận