Đột qụy não ở người cao tuổi

Bệnh lão khoa

Nguyên nhân:

Do huyết khối mạch não, xuất huyết não, xuất huyết màng não, và tắc mạch máu não, xơ vữa động mạch.

Triệu chứng:

Bệnh hay xuất hiện buổi sáng khi ngủ dậy hay ban đêm lúc đang ngủ. Căn bệnh thường xảy ra đột ngột: khi hiện tượng này xuất hiện người bệnh thấy nhức đầu, buồn nôn, tăng huyết áp mất trí giác và các dấu hiệu thần kinh khác: rối loạn ngôn ngữ, lệch mắt, cứng cổ.

Chú ý: Theo dõi các thay đổi tần số và nhịp tim, huyết áp, tình hình đáy mắt.

Khi xét nghiệm lâm sàng: protein niệu, đường niệu, cholestérol máu, lipit máu, điện di protêin, điện tâm đồ, chụp động mạch não nhấp nháy đồ não, scanner.

Điều trị:

Diễn biến của căn bệnh này rất nhanh và gây nguy hiểm nặng cho người mắc bệnh.

Khoảng 1/4 bệnh nhân mắc bệnh này bị đột qụy não chết trong 24 giờ.

Khoảng một nửa bệnh nhân chết trong vòng 4 đến 5 năm (do tai biến mạch máu não tái phát, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim).

Căn bệnh này gây tổn thương rất nặng: Xuất huyết dưới màng nhện, xuất huyết trong nhu mô não, hoại tử do thiếu máu não.

Chính do diễn biến của căn bệnh rất nhanh nên bệnh nhân thường đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê. phải đảm bảo lưu thông đường không khí, thăng bằng nước – điện giải, đặt ống thông bàng quang.

Phải đảm bảo thông khí đường hô hấp, cho thở ôxy đủ, tiêm truyền tĩnh mạch đế đảm bảo lượng nước và dinh dưỡng, chú ý theo dõi lưu lượng nước tiểu.

Tránh hoại tử mô, phải điều trị tốt căn bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp. Nên dùng các loại thuốc chống co thắt (loại tiêm tĩnh mạch Natriprressiate Na) nên tránh các loại thuốc an thần vì cơ thể gây suy hô hấp.

Khi điều trị về huyết áp, chỉ nên đưa huyết áp xuống 170/110 mm Hg. Nếu tăng áp lực não do phù não, dùng dung dịch ưu trương (mannitol 20 % sorbitol 40 % glycérol), dùng héparine ngăn không cho biến chứng tai biến mạch máu não phát triển (hạn chế dùng các loại thuốc chống đông khác).

Phải tập luyện sau khi mắc bệnh từ 6 – 12 tháng (động tác nhẹ, 2 – 3 lần/ ngày). Và phải chú ý theo dõi hướng dẫn của bác sĩ, chính người bệnh cũng phải tự nỗ lực. Nên có các phương pháp tối ưu để phục hồi chức năng về thính giác, các phương pháp trợ giúp việc đi lại và tự vận động để giúp cơ thể người có khả năng đối kháng lại sự phát triển của căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh lão khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận