Cơn động kinh ở người cao tuổi

Bệnh lão khoa

Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng của sự cường hoạt động kích phát của một nhóm nơron ở não và cơn động kinh đầu là điều kiện để các cơn lại tiếp diễn liên tục.

Có thể xếp cơn động kinh thành 3 loại:

  • Cơn động kinh cục bộ, từng ổ, lúc đầu chỉ đơn thuần cục bộ sau có the lan tỏa.
  • Cơn động kinh toàn bộ, cân đối và hai bên.
  • Các cơn có thể xuất hiện riêng lẻ hay xuất hiện liên tục

Khi muốn xác định chẩn đoán thì bệnh nhân và nhất là người nhà phải chú ý thận trọng đến cơn động kinh.

Nguyên nhân:

Do u não, u mạch máu, hay do những hội chứng sau chấn thương.

Để chẩn đoán được tốt phải phân biệt với các cơn ngất trong hạ huyết áp thế đứng, rối loạn tuần hoàn khu trú ngộ độc thuốc.

Triệu chứng:

  • Cơn động kinh toàn bộ:

Biểu hiện đột ngột, dữ dội và thường hay gặp nhất. Bệnh nhân té ngã có thể bị nhiều vết thương. Cơn động kinh toàn bộ diễn biến với 4 giai đoạn.

Giai đoạn co cứng: Kéo dài từ 10 – 20 giây, lúc đầu bị gấp các chi sau đó duỗi ra, tiếng kêu xuất hiện sau đó bệnh nhân có thể cắn lưỡi, bị giãn đồng tử, xanh xao hay tím tái, nước bọt chảy nhiều và có thể có ngừng thở.

Giai đoạn kéo dài: Bệnh nhân lên cơn giật toàn thân trong vòng 30 giây, sau đó bị đi tiểu tiện.

Giai đoạn thở rống: bệnh nhân thở nhanh, gây tiếng do bị cứng hàm, tím tái mất dần, giai đoạn này kéo dài khoảng vài phút bệnh nhân mất ý thức nằm yên, không cử động, trọng lực cơ giảm.

Giai đoạn sau cơn lui bệnh: Hôn mê giảm đi, bệnh nhân có phản ứng lại với kích thích, nhưng vẫn có tình trạng u ám, lú lẫn. Khi tỉnh hẳn bệnh nhân không còn nhớ gì, mà chỉ thấy đau đầu.

  • Cơn cục bộ:

Xuất hiện co giật có khi bắt đầu ở đầu chi trên hay chi dưới hay ở nửa mặt. Sau đó xuất hiện cơn tăng trương lực cơ, có những rung chuyển, giật từ đầu chi đến gốc chi và đến một nửa cơ thể. Ý thức có thể còn hoặc mất.

  • Có các cơn tăng trương lực cơ kịch phát, cơn xoay tròn.

Điều trị:

Khi có biểu hiện đó cần các xét nghiệm sau: Xem đáy mắt, lấy huyết áp: chụp Xquang, Scanner, chọc tủy sống, làm điện não đồ.

Phải ngăn chặn được các kích thích đi từ các nơron ở não dễ gây nhiều di chứng nghiêm trọng.

Dùng thuốc Clonazepan, chích tĩnh mạch chậm 1 ông 1 mg. Chích bắp hay chích tĩnh mạch chậm bằng Diazepam với liều lượng 10 mg.

Clomazepam 1 – 2 mg (tĩnh mạch)

Chế độ vệ sinh dinh dưỡng: Sau khi loại trừ chẩn đoán u não, có thể tiến hành thực hiện các chế độ dinh dưỡng và điều trị nội khoa.

Bảo đảm thời gian ngủ trong ngày ít nhất 8 tiếng, ngăn chặn các cơn tái phát và ảnh hưởng trên tâm lý tình cảm của bệnh nhân.

Phénobarbital: 2 mg/kg không vượt quá 2 ctg/24 giờ. Nên dùng loại thuốc thải chậm, chích Diazepam (chích bắp) 2 ml.

Acide Valproique (Natrì) viên 500 mg chia làm 3 lần. Liều hàng 20 – 50 mg (3 viên/ngày).

Phénytoine 3 viên/24 giờ chia 2 lần.

Carbamazcpine 10 mg/kg/ngày.

Clonazepam 10 mg/kg/ngày

Đa trị liệu nếu cần, khi chưa đạt kết quả.

Không nên kết hợp một lần nhiều thuốc có tác dụng giống nhau.

Bệnh lão khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận