Chứng mỡ máu cao ở người cao tuổi và điều trị đông y

Bệnh lão khoa

Chứng mỡ máu cao là căn bệnh rất nguy hiểm và hay gặp ở người cao tuổi.

Chứng mỡ máu cao hay còn gọi là chứng tăng lipit huyết.

Nguyên nhân

Do thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường, chủ yếu là Cholesterol, triglycerid. Phospholipid, thường gặp ở người cao tuổi. Ngoài ra nó còn có thể gặp ở người trung niên. Căn bệnh này thường liên quan đến các bệnh xơ mỡ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não., bệnh béo phì, tiểu đường, sỏi túi mật.

Đối với người cao tuổi phải có một chế độ ăn thích hợp, hạn chế hoặc không ăn mỡ động vật.

Do lipit máu tăng cao (do cách đo ở mỗi địa phương khác nhau mà trị số bình thường khác nhau). Mỡ máu tăng cao khi trị số cholesterol cao hơn 200 – 220 mg%, triglycerid cao hơn 130 mg%.

Do dilipoprotêin: alpha lipoprotêin cũng gọi là lipoprotêin mật độ cao (HDL) có tác dụng làm giảm xơ mạch, bêta lipoprotêin còn gọi là lipoprotêin mật độ thấp (LDL) và tiền béta lipoprotein (VLDC). Nếu lượng mỡ trong máu tăng cao làm tăng xơ mỡ động mạch thì cần phải khám chữa lại kịp thời.

Triệu chứng

Theo nguyên nhân chẩn đoán căn bệnh mỡ máu cao thì có những triệu chứng căn bản sau:

Týp của chứng lipit huyết cao (theo Frederichson)

+ Chứng Chylomicron huyết cao (hyperchylomic ronemie (týp I) có triệu chứng sau:

Cholesterol bình thường, Triglycerid cao, chylomicron rất cao, đó là bệnh di truyền do thiếu men li-pase lipoprotein, rất nhạy cảm với chất mỡ. ít gây ra triệu chứng xơ cứng mạch.

+ Chứng tăng cholesterol di truyền: Đây là một bệnh nặng, dễ gây biến chứng xơ cứng mạch sớm (týp II): cholesterol cao, bêta – lipoprotein rất cao, triglycerìd bình thường. Chứng bệnh này còn có tên gọi là chửng bêta – lipoprotein huyết cao hoặc chứng tăng lipit huyết do người mắc bệnh ăn nhiều.

Đặc điểm của bệnh: cholesterol và triglycerid tăng vừa nhưng bêta và tiền bêta – lipoprotein tăng rất cao.

+ Chứng tăng lipit huyết hỗn hợp (týp III): ca

cholesterol, triglycerid đều cao là bệnh nặng có biến chứng xơ cứng mạch, dễ tồn tại do hydrat carbon.

+ Chứng tăng triglycerid, cholesterol bình thường (týp IV): Đây là căn bệnh di truyền, dỗ gây biến chúng xơ mỡ động mạch, người mắc chứng bệnh này rất nhạy cảm với chất hydrat carbon và rượu.

+ Týp hỗn hợp do 2 týp: týp I và týp IV (týp V) hyperlipidemie và triglycerides et chylomicrons, nhạy cảm với mỡ và hvdrat carbon, ở dạng týp V này, cholesterol cũng tăng rất cao. Càn bệnh này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ và người trung niên.

Điều trị

Điều trị theo biện chứng luận trị:

  • Thấp nhiệt uất kết: Người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch hoạt sác, lipit huyết cao, người khoẻ. Người mác chứng bệnh này nên uống thanh nhiệt để lợi thấp.

Bài thuốc: Tứ linh tán hợp lục nhất gia vị.

Bạch truật, Bạch linh, Trứ linh. Trạch tả, Nhẫn đồng đằng, ý dĩ đều 10 – 15 g, Hà diệp, Cúc hoa. Râu bắp 10 – 12 g, Hoạt thạch 20 – 30 g (sắc trước), Cam thảo 4 g, Thảo quyết minh tươi 20 g, sắc uống.

  • Khí trệ huyết ứ:

Khi lipit huyết trong cơ thể cao thì người bệnh hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim. lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch huyền.

Phương pháp hữu hiệu nhất là: hoạt huyết lý khí

*Bài thuốc. Huyết phủ trụ ứ trong gia giảm.

Sinh địa, Đương quy, Bạch thược đều 12 – 16 g, Đào nhân, Xuyên ngưu tất, Sài hồ 10 – 12 g, Đơn sâm 12 g, Hồ hoàng, Sung uý tử, Chỉ thực, Hương phụ, Xuyên khung đều 8 – 10 g.

  • Tý hư đàm thấp: Căn bệnh này làm cho lượng lipit trong cơ thể rất cao, chân tay mỏi một, chán ăn bụng đầy, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt.

Phương pháp chữa trị công hiệu nhất: kiện tỳ hoà vị hoá đàm trừ thấp.

*Bài thuốc: Hương sa lục quân hợp Bạch kim hoàng gia giảm.

Đảng sâm. Bạch Truật, Bạch linh, Trúc như: 10 – 12 g, Trần bì, Bán hạ, Chỉ thực, Mộc hương, Sa nhân, Uất kim đều 6 – 10 g, Bạch phàn 2 g (tán bột hoà uống) chích thảo 3 g sắc uống.

  • Tỳ thận lưỡng hư:

Người mắc chứng bệnh này thường có lượng lipit huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối nhức mỏi, ù tai hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: bổ thận kiện tỳ.

*Bài thuốc: Sinh hà thủ ô đỏ 10 – 12 g, Thỏ ti tủ 12 – 15 g, Nữ trinh tử 10 – 12 g, Tiên linh tỳ 10 g, Sinh địa 10-12 g, Mè đen 10 – 12 g, Trạch tả 10 – 15 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 10 g.

Tất cả tên thuốc này đều được sắc uống.

Đây là những bài thuốc kinh nghiệm để chữa chạy căn bệnh chứng mỡ máu cao.

  • Bạch kim giáng chỉ phương (Trần Vũ, Sở Nghiên cứu y học khu Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây).

Uất kim 7 lạng, Bạch phàn 3 lạng tán bột mịn trộn đều tẩm nước làm hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày. Uống thuốc phải liên tục từ 2 – 3 liệu trình.

Theo kết quả nghiên cứu được lý: Thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và kalium sulfate, tác dụng làm giảm thành phần mỡ cholesterol. Tinh dầu uất kim làm tăng tiết mật làm bài tiết cholic acid (sản vật chuyển hoá của cholesterol) thải ra ngoài bằng đường ruột, đo đó làm hạ lipit huyết trong cơ thể.

  • Giáng chỉ linh phương (Lý Vĩnh Thành,

Trường vệ sinh khu Thường Đức, tĩnh Hồ Nam).

Hà thủ ô, Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn trà: 3 g. Thảo quyết minh, Kí sinh: 6 g; Mộc hương 1 g. Tất cả thuốc này nấu cao chế thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8 viên. Uống bài thuốc này trong một liệu trình kéo dài 3 tháng.

  • Quế tinh phương (Bách Hòng Long, Sở cán bộ hưu trí số 1, quân khu Vân Nam).

Quế nhục, Chế nam tinh, Quyết minh tử, Nhộng tằm, vỏ đậu đen hạt to, sau đó chế thành viên. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần uống 4 – 6 viên. Uôrig trong một liệu trình là một tháng.

Bài thuốc này có tác dụng ôn hoà đàm thấp, dưỡng can trừ phong, trị được chứng máu cao thể đàm thấp.

  • Đơn điền giáng chi hoàn (Hoàng Chế Đông, sở nghiên cứu bệnh tim mạch tỉnh Quảng Đông).

Đơn Sâm 9 – 12 g, Điền thất 0,3 – 1,5 g, Xuyên Khung 6 – 9 g, Trạch tả 9 – 12 g, Nhân sâm 5-10 g. Đương quy 9 – 12 g, Hà thủ ô đỏ 10 – 15 g, Hoàng tinh 10 – 15 g. Tất cả thuốc này được hoàn tán mịn mỗi ngày uống 4 g chia 2 lần sáng và tối, thuốc uống kéo dài trong 45 ngày một liệu trình.

  • Thư tâm hoạt huyết phương (Thẫm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc Viện Trung y học Hồ Bắc).

Hoàng kỳ, Đảng Sâm, Đương quy, bồ hoàng: 9 g, Hồng hoa 5 g. Theo tỷ lệ đó chế thành sirô 96%. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 mg, thuốc uống kéo dài 3 tháng là 1 liệu trình.

  • Giáng chỉ phương (Mã Phong, bệnh viện Giảng phóng quân Trung Quốc 371).

Thầo quyết minh, Sơn tra, Đơn sâm chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25 g, này tương đương với 2,9 g thuốc sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày uống 3 lần, uống thuốc kéo dài 4 tuần là một liệu trình.

  • Sơn đơn phương (Trương Thanh Bảo, bệnh viên nhân dân số 1, huyện Lê Thúc, tỉnh Cát Lâm).

Sơn trà 50 g, Mạch nha 40 g, Đơn sâm 50 g, Huyền hồ, Cúc hoa, Hồng hoa: 15 g. Thuốc này bệnh nhân phải sắc uống..

Tất cả tên, thuốc có trong bài thuốc : Sơn tra thư can, Huyết hồ lý khí hoạt huyết. Đơn sâm, Hồng hoa hoạt huyết hoá ư, Cúc hoa dường can minh mục, Mạch nha tiêu thực lừa vị.

  • Giáng chi phương:

Cam thảo 30 g, câu kỷ 25 g, Trạch tả 25 g, Sài hồ 15 g, Sơn tra đều 15 g, Đơn sâm 30 g, Hồng hoa 10 g, khí hư huyết, ứ gia Hoàng kỷ 30 g, Sinh bồ hoàng 20 g. Can thận âm hư gia Hà thủ ô đỏ 20 g, Sinh địa 15 g, can dương kháng gia Câu đàng 20 g,

Thảo quyết minh 15 g, đàm thấp nặng gia Thạch xương bồ 15 g, Nhân trần 10 g, khí trệ huyết ứ gia xuyên khung 15 g, Khương hoàng 15 g. Ngày uống 1 thang , uống trong liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-Ch.

  • Viên phức phương Sơn trà: Sơn trà 30 g, Cát căn 15 g, Mình phần 1,2 g chế thành viên uống trong 1 ngày, chia làm 3 lần để uống và uống trong 3- 6 tuần. Có tác dụng hạ cholesterol, làm hạ bêta lipoprotein nhưng lại không hạ được triglycerit.
  • Thảo Hà sơn hợp tế: Thảo quyết minh, Hà điệp, Sơn trà: 24 g, Tang ký sinh 15 g, Hà thủ ô 12 g, Uất kim 10 g, dùng trong một ngày và nấu thành cao 50 mỉ chia 2 lần uống, uống trong một tháng. Thuốc có tác dụng hạ cholestcrol bêta lipoprotein, nhưng có tác dụng phụ gây tiêu chảy nhẹ.
  • Giang chi thang: Hà thủ ô đỏ 15 g, Kỷ tử 10 g, Thảo quyết minh 30 g, sau đó sắc lên và uống thành 2 lần, một liệu trình trị bệnh là 2 tháng, có tác dụng với cholesterol cao còn triglycerit không biểu hiện rõ rệt.
  • Cát căn phức phương: Cát căn 15 g, Hà thủ ô chế 30 g, Sơn tra sống 45 g, Bột trân châu 0,6 g (liều 1 ngày) chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 1 liệu trình là 1 tháng.
  • Viên thông huyết: Hà thủ ô, Nhân trần, Hồnghoa, Xuyên khung, Xích thược theo tỷ lệ 2:2:1:1:1, chế thành viên nặng 0,35 g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên (liệu trình uống từ 1 – 3 tháng).
  • Thủ ô hợp tể: Sinh thủ ô 15 g, Thục địa 15 g, Mạch đông 15 g, Dạ giao đằng 15 g, Bắc sa sâm 10 g, Huyền sâm 15 g, Hợp hoan bì 15 g, Cúc hoa 10 g, Quan kê hoa 10 g, Bạch thược 10 g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Bột mạch tra: mỗi gói 20 g (Mạch nha và Sơn tra mỗi gói dùng 15 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói. thuốc có thể gây ợ chua, hơi tiêu lỏng.
  • Phức phương tam thất: Tam thất 3 g, Sơn tra 24 g, Trạch tả 18 g, Thảo quyết minh 15 g, Hổ trượng 15 g. Ngày uống 1 thang, 1 liệu trình là 1 tháng.
  • Nhân trần hợp tể: Nhân trần 15 g, Trạch tả 15 g, Cát căn 15 g. sắc uống hoặc chế thành si rô dùng. Liệu trình từ 1 – 3 tháng.
  • Bột Ngọc tra dưỡng tâm: mỗi gói 20 g (Sơn tra 18 g, Ngọc trúc 18 g, Sơn dược 18 g), mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lẩn (liệu trình 1 – 3 tháng).
  • Rượu tam sâm: Nhân sâm, Đơn sâm, Ngũ gia sâm đem tất cả ngâm rượu, ngày uống 20 ml X 2 lần (liệu trình 1 tháng).

Hà thủ ô 30 g, Đơn sâm 30 g, Nhân trần 30 g, Tang ký sinh 30 g, Sơn tra 30 g, Thảo quyết minh 30 g. Uống ngày 1 thang, trong vòng 1 – 2 tháng. Tác dụng phụ: tiêu chảy, sôi bụng.

  • Nhân trần thang: Nhân trần 30 g, kê huyết đằng 30 g, Thương truật 15 g, Nga truật 15 g, Dương hư gia phụ tử, âm hư gia Huyền sâm. sắc đặc uống ngày 1 thang, trong vòng 1-12 tháng.
  • Viên phức phương minh tinh: Quyết minh tử, chế Nam tinh, Sơn tra. Chế thành viên, mỗi lần uống 4 – 6 viên, ngày 3 lần trong vòng 1 – 3 tháng.

Giáng chi linh phiến: Thủ ô, Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn tra, Thảo quyết minh, Ký sinh, Mộc hương. Chế thành viên, mỗi viên là 1,17 g thuốc sống, ngày uống 3 ìần, mỗi lần 3 viên trong 3 tháng. Thuốc có tác dụng với những người có can thận âm hư yếu, can dương thịnh.

  • Thiên sơn đơn: Thiên trúc hoàng, Sơn tra, Đơn sâm, Trạch tả, liều dùng theo tỉ lệ 0,5:1:2:2. Sấy khô, hoàn tán thành viên 0,5 g/1 viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (ỉiệu trình 3 tháng). Người bị can thận âm hư yếu thì uống hoàn lục vị.
  • Trạch tả thang: Trạch tả 30 g, Chế thủ ô 30 g, Quyết minh 30 g, Bạch truật 15 g, Sinh đại hoàng 6 g. Ngày uống 1 thang, uống trong 45 ngày.
  • Nhân sâm giáng chỉ hợp tể: Nhân sâm 2 g, Lục trà (chè xanh) 5 g, Sinh đại hoàng 1.5 g. Chế thành cao nước (cho khoảng 50 ml), ngày uống 3lần, mỗi lần 50 ml.
  • Giáng chỉ ích can thang. Trạch tả 20 – 30 g, Sinh thủ ô 15 – 20 g, Thảo quyết minh lõ – 20 g, Đơn sâm 15 – 20 g, Hoàng tinh 15 – 20 g, Sinh sơn tra 30 g, Hổ trượng 12 – 16 g, Hà diệp 15 g. Ngày uống 1 thang, uống trong 4 tháng (có tác dụng hạ mỡ).
  • Phức phương bồ công anh phiến: Bồ công anh. Tang ký sinh, Sơn tra, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử; tỉ lệ 7:3:3:3:1. Hoàn tán thành viên (mỗi viên có 0,35 g thuốc sống). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên.

Sau đây là bài thuốc dân gian rất đơn giản và phổ biến nhất đối với người dân Việt Nam:

  1. Sơn tra 15 g, Hà diệp 15 g, sắc uống thay nước trà. Dùng trị cao huyết áp mỡ máu cao tốt.
  2. Cuống bí ngô 300 g, Sơn tra 30 g, sau đó sắc uống.
  3. Hạnh đào nhân 30 g, Lá bắp 60 g, sau dó sắc lấy nước uống.
  4. Lá dưa hấu (dưa dỏ), vỏ dậu phụng 30 g, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  5. Bắp 30 g, hạt bí ngô 30 g. sắc lấy nước uống và ăn cả xác.
  6. Cà rốt 1 củ, đậu phụng 30 g. Nấu lẫn ăn ngày 1 – 2 lần.
  7. Bí đao 100 g, cành lê 30 g. sắc uôrig.
  8. Vỏ dưa hấu 60 g, Lô căn (Rễ sậy) 30 g. sắc uống nước.
  9. Rau hẹ, Sơn tra, Đào nhân 15 g. sắc uống nước ngày 1 – 2 lần.
  10. Hải đới 30 g, Đậu xanh 20 g, đường đỏ 150 g. Hải đới ngâm rửa sạch cắt nhỏ ngâm với đậu xanh, sau đó trộn lẫn đường đỏ ăn ngày 2 lần.
  11. Gừng tươi 4 lát, lá sen 15 g, Hoắc hương 6 g. Sắc uống ngày 1- 2 lần.
  12. Lá sen tươi 1 lá to, gạo tẻ 100 g, đường phèn vừa đủ. Nấu nước lá sen bỏ xác cho gạo nấu cháo ăn.
  13. Mộc nhĩ trắng và đen đều 10g, đường phèn 5g, Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở. Cho nước vào đường chưng khoảng 1 giờ uống.
  1. Đậu đen 30 g, Lá lắp 30 g, Rễ hành 10 g. Sốc uống nước.
  2. Đậu ván trắng 30 g, đậu đen 30 g, lá nho 15 g. Sắc uống nước.
  3. Nhân trần 20 g, Sơn tra 20 g, Gừng 3 lát. Sắc uống nước,
  4. Bạch mao căn 30 g, Sinh địa 30 g, Mạch niên 18 g. sắc uống nước .
  5. Vỏ mè 30 g, Đậu phụng 30 g, Gừng 3 lát sắc uống nước .
  1. Vỏ bí ngô già 30 g, vỏ bí đao 30 g, lá sen 30 g. Sắc uống nước ngày 2 – 3 lần.
  2. Sơn tra 30 g, Hà thủ ô 18 g. sắc uống ngày 2- 3 lần.
  1. Rễ hành 30 g, Rau mùi 30 g, Mộc nhĩ đen 20 g. Sắc uống, ăn canh mộc nhĩ ngày 1 – 2 lần.
  2. Mè đen 60 g, Quả dâu tằm 60 g, nếp 30 g. Ba vị này rửa sạch bỏ vào cối giã nát. Cho 3 bát nước vào nồi đun sôi, cho đường tiếp vào sau đó cho các vị trên vào quấy thành hồ ăn.
  1. Bạch phân, Uất kim lượng dùng bằng nhau. Hoàn tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g, uống sau lúc ăn (uống thuốc này cứ một liệu trình 20 ngày).
  2. Tam thất 3 g, Sơn tra 24 g, Trạch tả 18 g, Thảo quyết minh 15 g, Hổ trượng (củ cốt khí) 10 g. Sắc uống nước.

Vị thuốc hạ lipit huyết

  1. Sơn tra: chiết xuất cao thô, dùng cồn chiết 12 g. Ngày uống làm 3 lần.
  1. Hà thủ ô: chiết thô làm viên 0,25 g (tương đương thuốc uống sống 0,18 g). Ngày uống 3 lần, uống liên tục 3 tháng. Thuốc gây tác dụng phụ: tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên bình vị hoặc Hương sa lục quân.
  1. Trạch tả: (gây tiêu chảy nhẹ).
  2. Quyết minh tử: dạng thuốc viên, sắc, sirô. Thuốc sắc mỗi ngày dùng 30 g (Gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn).
  3. Đại hoàng: giúp tăng nhu động ruột. Dùng dưới dạng viên hoặc bột Đại hoàng 0,25 g, ngày uống 3-4 lần.
  4. Linh chi.
  5. Hổ trương: dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương 15 g thuốc uống).
  6. Tam thất: mỗi ngày uống 3 g.
  7. Bồ hoàng: uống dạng bột hoặc viên (một ngày uống tương đương 3 g thuốc sống).
  8. Đậu xanh: rang chín sau đó xay thành bột và hoà uống sông.
  9. Hồng hoa: uống dầu hồng hoa 20 ml. Ngày uống 3 lần.
  10. Đơn sâm: thuốc có tác dụng làm giảm thoải hoá mỡ ở gan.
  11. Tỏi: dùng nang tinh dầu tỏi, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 nang (0,12 g tương đương 50 g thuốc sống) (liệu trình 3 ngày).

Đặc biệt khi chăm sóc người bệnh cần chú ý các biện pháp:

  1. Thể châm.

Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Khí hải, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý. Tuỳ theo nguyên nhân bệnh để gia giảm cho hợp bệnh: Mỗi lần châm 3 – 4 huyệt chính thêm huyệt phối hợp. Châm kim phải đạt đắc khí (bệnh nhân có cảm giác tức tê buốt) vê mạnh nhẹ, lưu kim 30 – 40 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật, 1 liệu trình là 20 lần châm.

  1. Nhĩ châm:

Chọn các huyệt: Nội tiết, dưới vỏ não, thần môn, giao cảm, tâm, can, thận. Mỗi lần châm 3 – 4 huyệt, dùng hào châm lưu kìm 30 phút hoặc 40 phút có vê kim nhẹ hoặc ở mức trung bình. Trường hợp gài kim nhĩ hoàn, mỗi lần 2 – 3 ngày. Trong khoảng thời gian lưu gài kim dặn bệnh nhân tự vấn lên huyệt ngày 3 – 4 lần (sáng ngủ dậy, trưa ngủ dậy và tối trước lúc ngủ).

Bệnh lão khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận