Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Bệnh hô hấp

Viêm mủ màng phổi là hiện tượng viêm và ứ mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ

Nguyên nhân của Viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như P.pneumoniae, K. pneumoniae, E. coli..

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm mủ màng phổi khi có các dấu hiệu sau:

+ Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gày sút.

+ Ho, đau ngực, khó thở (do chèn ép phổi)

+ Hội chứng 3 giảm ở phổi (ở trẻ nhỏ: rì rào phế nang giảm + gõ đục)

+ Chọc dò màng phổi có mủ.

Xét nghiệm

  • Máu ngoại biên: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.
  • XQ phổi (thẳng, nghiêng): hình ảnh góc sườn hoành tù, mờ đồng nhất hay không đều, mờ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tràn dịch hoặc có hình ảnh vách hoá khoang màng phổi
  • Siêu âm khoang màng phổi: hình ảnh tràn dịch hay vách hoá tạo thành ổ cặn (giai đoạn muộn).
  • Xét nghiệm dịch màng phổi:
  • Sinh hoá, tế bào, vi sinh (nhuộm Gram, nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ:
  • Cấy máu.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc:

  • Dùng kháng sinh liều cao, phối hợp, dùng kháng sinh theo KSĐ
  • Làm sạch khoang màng phổi
  • Điều trị hỗ trợ
  • Điều trị triệu chứng
  • Điều trị kháng sinh:
  • Với nhóm vi khuẩn Gram (+): Tụ cầu, phế cầu .v.v.

– Kết hợp nhóm Beta-lactam và Aminosid:

Cloxacillin (200 mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB) Hoặc: Oxacillin (200mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)

Bệnh nhân trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết: Vancomycin 40-60mg / kg / 24h.

TM chậm + Amikacin (15mg/kg/24h/TB).

  • Với nhóm vi khuẩn Gram (-):
  • Ceftazidim (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
  • Hoặc Cefoperazone (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h /TB).
    • Hoặc điều trị theo kết quả kháng sinh đồ nếu có

Thời gian điều trị kháng sinh ≥ 4 tuần

  • Các biện pháp làm sạch mủ trong khoang màng phổi:
    • Chọc hút màng phổi:

Áp dụng với tất cả các bệnh nhân để chẩn đoán nguyên nhân và hỗ trợ điều trị. Lấy dịch màng phổi để làm xét nghiệm sinh hoá, tế bào, soi tươi, nuôi cấy. Chọc tháo mủ làm giảm khó thở khi lượng dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.

  • Mở màng phổi dẫn lưu kín:
    • Xquang có dịch >3 khoang liên sườn
    • Có hiện tượng vách hoá nhưng lượng dịch nhiều, mở khoang màng phổi dẫn lưu trong khi chờ phẫu thuật
    • Thời gian dẫn lưu trung bình 5-7 ngày, rút ống dẫn lưu khi lượng dịch hút < 30ml/ ngày
  • Phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ khi:
    • Điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7ngày không có kết quả
    • Tình trạng toàn thân xấu đi
    • Suy hô hấp dai dẳng
  • Có hình ảnh ổ cặn mủ trên phim Xquang và siêu âm
  • Có hiện tượng rò khí – phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu)

Mổ bóc tách màng phổi và ổ cặn mủ sớm giúp giảm thời gian điều trị và hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

  • Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng:
    • Liệu pháp oxy (khi cần)
    • Liệu pháp bù dịch, thăng bằng toan kiềm
    • Kiểm soát albumin máu.
    • Đảm bảo về dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố..
    • Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận